9/2/17

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh (Phần IV): Rào cản kĩ thuật - Phát âm

Viết tiếp thôi, kẻo quên mất...

Các phần trước tôi có đề cập đến yếu tố tâm lý, và sự cần cù, chăm chỉ và thực hành tiếng thường xuyên như là một điều kiện tiên quyết để học và sử dụng thành thục tiếng Anh. Với những ai đã cố gắng rất rất nhiều, trong khoảng thời gian từ một đến hai năm mà không cảm thấy nhiều tiến bộ, đặc biệt thấy khó khăn rõ rệt trong tiếng Anh thực dụng (giao tiếp), hãy chú ý thêm một yếu tố căn bản khác: phát âm (pronounciation). Trong bài viết này, tôi sẽ cố gắng chỉ ra những vấn đề phát âm cơ bản trong ngữ âm học so sánh, và chỉ ra một cách sơ lược nhất nguyên tắc tạo âm cơ bản của tiếng Anh và cách luyện tập. Tôi không phải là chuyên gia ngôn ngữ, nên việc sử dụng các thuật ngữ và quan sát có thể không chính xác, nên các bạn cứ "bừa bãi" góp ý kiến. 

Phân tích cấu tạo một từ, chúng ta thấy đó là tổ hợp của các nguyên âm và phụ âm. Phát âm (pronounciation) ở đây nói đến hệ thống âm tiết nguyên âm (vowels), phụ âm (consonants), ghép âm (gồm cả trọng âm) và tạo câu (intonation) và các vấn đề khác liên quan. Lôgíc hết sức đơn giản: Nếu phát âm một nguyên âm, phụ âm, trọng âm không chuẩn, dẫn đến phát âm sai từ, khiến bạn không thể làm cho người khác hiểu bạn nói gì, và cũng không thể nghe hiểu được người khác nói gì. Nói sai ngữ điệu của câu (intonation) có thể dẫn đến diễn đạt sai ý hoặc làm mất điểm nhấn, và không thể sound English.

Quá trình học ở Việt Nam, tôi có ý thức được tầm quan trọng của phát âm, nhưng chưa bao giờ được học một cách bài bản và đúng cách. Khi còn ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ cảm thấy tự tin trong kỹ năng nghe, nói và thuyết trình. Hai kỳ học ở Vienna, cũng là hai kỳ tôi học chật vật với cái môn dở hơi không nằm trong chương trình “Practical Phonetics and Oral Communication”. Được học với giáo viên bản xứ một cách bài bản, đầy đủ các phương tiện, và dành rất nhiều thời gian để đọc lý thuyết và thực hành, tuy nhiên tôi trượt cả hai kỳ. Thật buồn. Nhưng, tôi đã tiến bộ rất nhiều, đặc biệt là tự tin hơn trong giao tiếp và quan trọng hơn, tôi hiểu được mình cần phải luyện tập ra sao, và từ đó, cũng nhận ra những yếu điểm chết người trong cách dạy và học ngoại ngữ tràn lan ở nhà. Tôi không hiểu sao, đến giờ vẫn chưa có một cuốn sách nào (ở mức độ phổ biến trên thị trường) so sánh ngữ âm học giữa tiếng Việt và tiếng Anh một cách hệ thống và khoa học, từ đó làm cơ sở cho việc giảng dạy ngữ âm. Việc học ngoại ngữ ở Việt Nam, quả thật là dựa trên năng khiếu của học viên nhiều hơn là cách tiếp cận khoa học và hệ thống mà nó có thể mang lại hiệu quả cho đa số. Các thầy cô giáo dạy tiếng Anh thì ôi thôi, có lẽ phải đến 95% là chưa đủ điều kiện để là giáo viên dạy tiếng Anh. Con số này là tôi tự đánh giá mà thôi, tuỳ các bạn nghĩ. Kể cả sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm ngoại ngữ, nếu tính theo chuẩn của Áo, thì chắc cũng khó mà đủ tiêu chuẩn trở thành giáo viên tiếng Anh. 

Có lẽ, không ai khi mới học ngoại ngữ lại hình dung được rằng, phát âm là một rào cản lớn nhất với người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tôi đã trải qua thời gian học ở Việt Nam và học ở châu Âu, giao tiếp với bạn bè châu Á có, và bạn bè ở các châu lục khác (tiếng Anh là bản ngữ có, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai có). Các bạn bè ở châu Âu, đặc biệt là Tây Âu, rất giỏi ngoại ngữ. Một sinh viên bình thường, có thể giao tiếp trôi chảy tiếng bản ngữ và tiếng Anh. Rất nhiều bạn bè của tôi giao tiếp thành thục hai, ba, thậm chí bốn ngoại ngữ. Theo quan sát thiển cận của tôi, tại sao họ có thể học và sử dụng được nhiều ngoại ngữ đến vậy, bên cạnh yếu tố môi trường và giáo dục, còn có nhân tố khách quan là hệ ngữ âm (tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Đan Mạch, … )của họ tương đối giống nhau. Có sự khác biệt, nhưng sự khác biệt không mang tính bản chất và hệ thống, chỉ là những trường hợp nhỏ lẻ. [1]

Trong khi đó, hệ ngữ âm tiếng Việt khác biệt mang tính bản chất về nguyên tắc tạo âm (hệ âm tiết) và ghép âm (đánh vần) với tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu khác. Do đó, với những người Việt trưởng thành, kể từ độ tuổi khi tiếng Việt đã bắt rễ sâu, thì việc học tiếng Anh rất khó khăn và tiến triển chậm. Đa số họ, cũng như tôi trước đây, mắc vào cái bẫy “chuyển ngữ âm tương đương” giữa hai hệ thống về cơ bản không tương đồng. Ví dụ, ngày xưa khi học âm “a”, “e”, “t” … của tiếng Anh, tôi luôn nghĩ cách phát âm của nó giống tiếng Việt. Thực tế không phải như vậy.

Về cơ bản, cần chú ý những yếu tố sau: 

- Một là, hệ thống âm tiết nguyên âm và phụ âm của tiếng Anh hoàn toàn khác. Các âm tiếng Việt, theo tôi cảm giác, hầu hết là hữu thanh (voiced) và tạo ra từ thanh quản (vocal cord) với rất ít các phụ âm có sự tham gia của các bộ phận phát âm (articulators) khác như “l”, “n”, “s”, “x”, “d”, “r” … Còn hệ âm tiếng Anh quy định rất rõ các âm hữu thanh (voiced), vô thanh (voiceless), bật hơi (aspiration), và có quy định rất rõ ràng về vị trí của nhiều articulators (lưỡi, môi, răng), và khẩu độ mở miệng (quality), độ dài âm vực (quantity). Vấn đề ở đây là mỗi người Việt trưởng thành đều có một hệ thống tương đối chắc về âm vực tiếng Việt (ví như hệ thống các hộp âm trong não). Khi bạn nghe một âm tiếng Anh, ví dụ âm “a” hay âm “e”, bạn có xu hướng nhét các âm đó vào các hộp âm tiếng Việt có sẵn, có âm thanh gần gần tương tự. Nếu bạn có nhận ra ít nhiều gì đó không giống, thì bạn cũng không biết làm sao để tạo ra âm thanh đó. Tất nhiên có những học viên có năng khiếu về âm, họ nghe và bắt chiếc (mimic) rất giỏi, nên họ có thể vượt qua được rào cản đó. Đa số thì không. Với tôi, phải mất gần 10 năm trời để hiểu nguyên lý cơ bản đó. Do vậy, giải pháp đề xuất là khi học tiếng Anh, cần phá bỏ hoàn toàn hệ thống âm vực tiếng Việt, để xây dựng hệ thống hộp âm (ứng với các nguyên âm, phụ âm) hoàn toàn mới và chính xác. 

- Hai là, cách ghép vần / đánh vần giữa hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Cách đánh vần tiếng Việt ví dụ như (“o-t-ót, t-ót-tót, sắc - tót), âm “o” và “t”, kết hợp với nhau trước tạo thành một hợp âm “ót” trước khi ghép vào với âm “t” ở đầu. Âm “t” cuối hoàn toàn mất, không phát âm. Khi phát âm từ đó “tót”, cả từ là “một âm tiết”. Vì vậy, đặc trưng của tiếng Việt là “đơn âm tiết”. Trong khi đó, cách tạo âm / ghép vần của tiếgn Anh hoàn toàn khác hẳn. Phát âm của một từ là sự phát âm tất các âm tiết (tất cả các nguyên âm hay phụ âm) của từ đó. Ví dụ từ “bit” hay “beat”, mới nghe thì chỉ thấy một tiếng “bít” giống tiếng việt. Nhưng thực ra không phải như vậy, mà nó là tổ hợp của “b – i – t” hay “b – i: – t), của ba âm tiết nhỏ riêng biệt. Trên thực tế, nếu phát âm hai từ này một cách chậm lại, bạn có thể nghe rõ từng âm (“b”—“i”—“t”). Như vậy, tiếng Anh đặc trưng của ngữ hệ La Tinh, hệ ngôn ngữ “đa âm tiết”. Cũng trong vấn đề này, một điểm sai cơ bản mà rất nhiều sinh viên Việt Nam mắc phải là quên mất phụ âm cuối, hoặc những phụ âm nằm giữa trong từ ví dụ như âm “t” ở giữa các từ “department”, “investment” … hoặc gặp nhiều khó khăn với các cụm phụ âm như “st”, “ks”, dz”, “ts”, “kst”,…
Bên cạnh đó còn có vấn đề trọng âm, âm giản (weak form) … 

- Ba là, ngữ điệu của câu …
.......................................
[1] Có thể thấy chiều hướng thay đổi rất rõ trong các sách dạy tiếng Anh. Các sách cũ như Streamline, Headway rất ít các nội dung phát âm. Nhưng trong các giáo trình mới, nếu tôi nhớ không nhầm là Lifeline, New Headway, các nhà biên soạn thấy rõ phát âm là một rào cản cơ bản đối với học viên từ các hệ ngôn ngữ khác, nên họ lồng phần phát âm vào ngày càng nhiều với các nội dung ngôn ngữ thực dụng.

(Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/dothanhai/article?mid=28)

2/8/13

Statement of Purpose

For some scholarships, the Statement of Purpose is “the single most important part of your application that will tell the admissions committee who you are, what has influenced your career path so far, your professional interests and where you plan to go from here”.

Below is the statement of purpose in my application for Erasmus Mundus Global Studies Program. I would like to express my sincere thanks to Bac Trong, Anh Tinh and Mr. John for your commenting on and proofreading of the essay.

This sample post for for your reference only, not for being copied under any form without the author’s permission. 


I live in a dramatically-globalizing world where brainpower has replaced manpower and natural resources as the key to development. I live in a country rich in traditions and culture but underdeveloped in economy, where many potentials have not been awakened. I live in a competitive environment where no excuse is available for ignorance, indecisiveness and sluggishness. 

This realization has urged me into action to work out a master plan for my career development and greater contributions to the prosperity of my homeland. As a researcher at the Institute for International Relations (IIR), the country’s leading think-tank in the field of external affairs at the service of top Vietnamese leaders, and a future diplomat of the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam (MOFA), I have set forth clear long-range goals to achieve. As a diplomat, I hope that someday I will have the honor to represent my beloved country abroad. As a researcher, my professional goal is to become a senior foreign policy researcher and adviser to Vietnam’s top leaders. The fact that Vietnam’s external relationships have been remarkably expanded over the last ten years gives rise to a more practical need of doing research on foreign policy and international relations. Against that background, Vietnam still lacks a pool of adept specialists with in-depth understanding of political science and international relations, and of strategists who are able to mastermind Vietnam’s foreign policy in the era of globalization. 


Furthermore, in the Center for European and American Studies, I am assigned to deal with European Studies, especially European integration process. My duty involves in doing research works, making periodical academic reports and forecasts on the European Union and its relations with other countries, and thereby, directly and indirectly contributing to shaping Vietnam’s foreign policy and defining its reactions to any relevant development. Therefore, I am now in great need of enriching my knowledge of and obtaining a real image of Europe and its integration process. In addition, I really want to hear Europeans themselves talking about their aspiration in building a united Europe and its institutionalization. All of these produce the rationale behind my determination to hunt for a master’s program in a related study focus in an accredited European university. Thus, the Erasmus Mundus scholarship program has fallen into my contemplation.


After thoroughly studying the program, I am more confident that the MA Program Global Studies within the Erasmus Mundus Program is more than what I would expect. First, in terms of study focus, as I learnt from the instruction of the program’s coordinator and the website, the program takes globalization and global connections as a starting point to analyze different perspectives on and all aspects of the process and its implication. It goes without saying that globalization is an unavoidable process that is exerting greater and greater impacts on international relations, every nation’s development and every individual’s life. Hence, it needs to be studied exhaustively. However, I do hope that, through the program, I would touch upon European perspectives on globalization and globalizing effects on European integration. I also really want to find out the nature of the interactions between globalization and regional integration that is most clearly manifested in the EU model. Are these two processes contradictory or consistent?

Second, I am really fascinated by the way the program is organized. The Master’s program offered by a consortium of four accredited European universities (University of Leipzig, University of Vienna, University of Warsaw and London School of Economics and Political Sciences) would give me a precious chance to obtain a full image of a Europe as a whole. A Vietnamese proverb says that “a day’s travel brings you a basketful of wisdom”. Therefore, thanks to living in different cultures and studying at different learning environments, the program will enable me to learn more about European cultures, and thereby explore the outlooks of different member states, which represent different levels of development and geographical settings, on the global issues and the European integration. I would like to discover the factors which have driven the one-time fragmented Europe into a nearly single entity at present, and remedies which have been used to cure the past hostilities, especially that between Germany and France. In this respect, I would look into liberalism, constructivism and institutionalism as predominant theories that have laid the foundation for the European integration. The answers to these questions are very valuable for me to study the prospects of the East Asian Community, which is still in its initial stage of establishment.

Third, as part of the shared learning community, through a wide range of activities and courses offered within the program, I could build up a long-lasting professional relationship with European intellectual circles, which is of great importance to my career as a researcher of European Studies. These four leading institutions bring together numerous European leading scholars and excellent students, not only from Europe but also from all the corners of the world. So, making friendship and professional relations with these individuals is definitely a priority. From my perspective, these kinds of connection, within classes, between current students and alumni, among alumni, and between alumni and institutions serve as a very helpful channel for the exchange of viewpoints, knowledge and experience sharing, consultancy and cooperation in large-scale projects. Being part of this network will be very valuable to my future work.


Last but not least, this 
Erasmus Mundus Global Studies will give me a great chance to study in top-notch higher education institutions such as those in University of Leipzig, University of Vienna, University of Wroclaw and London School of Economics and Political Sciences. I am really fascinated by their world-class excellence in teaching and research. Knowledge is no doubt the most important but I do hope that, through this master’s course, I can acquire more than knowledge itself, but new approaches, new analytical and critical skills, and systematic thinking. The combined skills and knowledge I get from this course may evolve into my way of working and thinking, which can be brought into full play at work and have positive impacts on my students and colleagues. Further, learning in this stimulating educational environment at these universities will enable me to get an in-depth understanding and real experience of these open-minded, vibrant and multi-cultural societies. And ultimately, visiting Germany, the homeland of philosophy that has produced a large number of great thinkers such as Immanuel Kant, Hegel, Karl Marx, Friedrich Engels and Martin Heidegger, and other European countries is my long time dream.

In conclusion, I would like to reaffirm that a Master’s degree in Global Studies from the Erasmus Mundus Program is an important stepping stone in my education and my career. I also realize that there is a long and bumpy road ahead that I need to travel before the goals I set can be achieved. But once I make up my mind, I have both determination and patience to accomplish my goals no matter how hard it may become. I strongly believe that I will overcome any obstacles through my brainpower, will power and a bit of luck. I am very much obliged to you if you will give me the privilege of pursuing this master’s program in your reputable schools. I am sure I am worth it.

(Length: 1210 words, 2 pages)

(Source: http://dothanhai.wordpress.com/2007/06/03/statement-of-purpose/)



5/7/11

Five Tough Questions Every Entrepreneur Must Ask about Growth

Getting a venture underway is often easier than keeping it going and growing. At each major stage from start-up to sustainable success, entrepreneurs face tough questions about shifting gears, making major changes, and letting go of people, partners, and products. For new businesses, inability or unwillingness to change can land them in the statistics about high failure rates at the five-year mark. For non-profits, clinging to the past can lead to marginality and stagnation. 

To keep an enterprise on track while facing the often-pleasant challenge of growth requires making sometimes-painful adjustments in these five areas:

The People. One of the hardest questions is when to change the people — not just individually, but the whole mix. Founders often start with friends and true believers who work hard because of zeal for the cause or hope for future returns. They occupy multiple overlapping roles. But do the people with single-digit badge numbers or members of the founding generation have the skills the organization needs as it creates routines and requires depth in every specialty? Who can make the cut? A winery I knew from its beginning kept the original group longer than the business could afford, and loyalty got in the way of bringing in experienced people "above" the people who felt they were founders and thus privileged to call the shots. Raise a glass to courageous leaders willing to tell people they must either grow or go.

Finances. Whether the original source of funds is venture capital or venture philanthropy, an investor base or a donor base, each growth phase challenges organizations to shift assumptions and thus change practices. Perhaps investors expect customers to take over as funders of growth by paying more (or paying at all), a challenge dot-com companies faced in the first Internet wave and social media companies face now. Non-profits also outgrow friends-and-family angels or local sources and must find sustainable revenue and capital sources. How do you move from being discretionary nice-to-have in a portfolio to essential-to-fund? Where are the new sources appropriate to a new, larger size? A multi-site non-profit went from local businesses close to the founding city to national funders in government and foundations to a revenue model replicable in every site through ongoing school budgets on a fee-for-service basis.

Partners and Allies. The best organizations are attuned to the need for key external relationships that provide resources and support. At the same time, entrepreneurs do not want to be captive to the needs and desires of their first distribution partners, component suppliers, source of talent, or marketing allies. It is tricky to know how to nurture and draw benefits from key partners without being subsumed by them — or subject to damage if they stumble — and, at the same time, add to a partner set without creating conflicts. Which partners should be downplayed or replaced as the organization grows? How can key relationships be managed to lessen dependence while seeking new, more relevant, allies? And with growth comes the need for entirely new types of relationships — which is why Facebook now has an enlarged Washington office.

Organizational Culture. Are you making explicit what the organization stands for in tangible ways that can be transmitted and endure? Are you on guard against drifting away from the culture? Numerous studies, including my own, show that an emphasis on organizational culture is associated with continuing excellence. Values, stories, artifacts, and rituals provide a source of identity that makes the organization feel the same, in pursuit of the same mission even while everything else changes. Culture provides internal glue. As an organization grows, what was once informal must be documented, codified, memorialized, and passed on to new people. Savvy entrepreneurs ensure that their organizations are built to last by stressing culture. At every stage, they invest in preserving fundamental values and principles while adding new iconic stories that reflect them.

Outcomes and Impact. What results are being produced, for whom, and are these sufficient? In the beginning it's enough to show that it can be done at all — to address a good cause or to prove that something works in a handful of markets. In the next phase, you might look at growth indicators — we did more this year than last year. Recall the signs that McDonald's posted outside its stores during its rapid growth phase, heralding how many millions of hamburgers had been served. Sooner or later a new question arises: Are you making a difference that makes the venture more essential? 

Ventures that go from proof of concept to "permanent" player have become icons, household names, or must-have players because they can show differentiated user, recipient, or national benefits — that they have impact not just on their immediate customers but on the entire industry. We all know that success provokes imitation. As the organization grows, its distinctiveness gets harder to maintain. But often many in and around the organization come to believe that existence is a sufficient sign of importance — a trap particularly for non-profits. Asking the "so what if we weren't here?" question about making a difference can provoke soul-searching and strategy change.

The bottom line: In addition to the challenges of innovation to ensure new offerings and new capabilities, entrepreneurs and organization founders must also be alert to the ways that the organization itself changes as a result of growth. It is important to anticipate those developments and ask the five big questions at every stage in order to get ahead of change and master it.

(Source: http://www.bloomberg.com/news/2011-06-13/five-tough-questions-every-entrepreneur-must-ask-about-growth.html)
 

8/6/11

Xu hướng tất yếu của Mobile marketing Việt Nam

Mobile marketing hiện không còn là “khái niệm mới” của nền kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, thị trường mobile marketing mới thực sự được biết đến từ vài năm trở lại đây song hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ bởi những lợi ích mà dịch vụ này mang lại.
 
Ra đời tại Mỹ năm 2004, đến năm 2006 Mobile marketing mới được các doanh nghiệp Việt Nam biết đến dưới hình thức triển khai căn bản nhất là gửi thông tin cho khách hàng.

Từ những chiến dịch sơ khai mà các ngân hàng áp dụng như thông báo thông tin về lãi suất tiền gửi, dịch vụ cho vay trả góp… hay việc gửi tin nhắn quảng cáo kèm theo các tin nhắn miễn phí được gửi từ website của các nhà cung cấp mạng thông tin di động như Viettel, Mobifone, Vinaphone… đến nay mobile marketing đã được ứng dụng vào hầu hết tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.

Kể từ khi bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, đã có nhiều chiến dịch Mobile Marketing được thực hiện khá thành công, điển hình như chương trình bình chọn ảnh đẹp chụp trên điện thoại Nokia mang tên “Nokia - khoảnh khắc cuộc sống” với gần 30.000 người tham gia bình chọn qua di động hay chương trình nhắn tin để được tặng áo thun Levi’s.

Các chiến dịch marketing này đã mang lại hiệu quả “ngoài mong đợi” do kết hợp được hiệu ứng của truyền thông trên di động với các phương tiện truyền thông khác như báo chí, truyền hình, tờ rơi.

Các ứng dụng của mobile marketing không chỉ đơn thuần là việc gửi tin nhắn quảng cáo, trên thực tế kênh truyền thông này được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi… theo yêu cầu của khách hàng; tổ chức chương trình bình chọn; tổ chức chương trình khuyến mãi; gửi tin nhắn thông báo; nhắn tin để tham gia chương trình trúng thưởng; bưu điện ảo hay tải những ứng dụng giải trí trên di động qua wap.

Ưu điểm nổi bật và cũng là đặc thù của mobile marketing là tính tương tác 2 chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng Mobile Marketing như một phương tiện hữu hiệu cho công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, làm nghiên cứu thị trường, thậm chí là đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Và bằng chứng là ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tới phương thức truyền thông này.

Là 1 doanh nghiệp lựa chọn mobile marketing trực tuyến, bà Nguyễn Vân Anh, Trưởng phòng chăm sóc khách hàng Siêu thị máy tính Đăng Khoa cho biết, khác với những hình thức marketing truyền thống, ưu điểm mà mobile marketing mang lại là thông tin được chuyển tới khách hàng nhanh chóng, thuận tiện mà lại tiết kiệm các khoản chi phí marketing khác như thiết kế, in ấn, nguyên liệu, nguồn nhân lực…

“Khi quyết định sử dụng hình thức mobile marketing trong chăm sóc khách hàng cũng như trong các hoạt động tiếp thị quảng cáo chúng tôi đã đã xin số điện thoại kèm thông tin về tên, tuổi của khách hàng trong mỗi lần thanh toán và được sự đồng ý của khách hàng. Do vậy chúng tôi sử dụng dữ liệu này để gửi thông tin qua di động. Tất cả khách hàng đều có thể nhận thông tin chỉ trong 5 phút” - bà Anh cho biết thêm.

 “Mobile marketing là xu hướng tất yếu trong tương lai giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt ra khỏi lối mòn bằng các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Giúp doanh nghiệp hướng tiếp cận bằng các giải pháp mobile marketing trên cơ sở kết hợp giữa E-commerce (thương mại điện tử) và M-commerce (thương mại di động)”. 

(Nguồn: http://www.marketingvietnam.net/content/view/716/138/)

6/6/11

How to Build Confidence

Very few people succeed in business without a degree of confidence. Yet everyone, from young people in their first real jobs to seasoned leaders in the upper ranks of organizations, have moments — or days, months, or even years — when they are unsure of their ability to tackle challenges. No one is immune to these bouts of insecurity at work, but they don't have to hold you back. 

What the Experts Say
 
"Confidence equals security equals positive emotion equals better performance," says Tony Schwartz, the president and CEO of The Energy Project and the author of
Be Excellent at Anything: The Four Keys to Transforming the Way We Work and Live
. And yet he concedes that "insecurity plagues consciously or subconsciously every human being I've met." Overcoming this self-doubt starts with honestly assessing your abilities (and your shortcomings) and then getting comfortable enough to capitalize on (and correct) them, adds Deborah H. Gruenfeld, the Moghadam Family Professor of Leadership and Organizational Behavior and Co-Director of the Executive Program for Women Leaders at Stanford Graduate School of Business. Here's how to do that and get into the virtuous cycle that Schwartz describes. 

Preparation

Your piano teacher was right: practice does make perfect. "The best way to build confidence in a given area is to invest energy in it and work hard at it," says Schwartz. Many people give up when they think they're not good at a particular job or task, assuming the exertion is fruitless. But Schwartz argues that deliberate practice will almost always trump natural aptitude. If you are unsure about your ability to do something — speak in front of large audience, negotiate with a tough customer — start by trying out the skills in a safe setting. "Practice can be very useful, and is highly recommended because in addition to building confidence, it also tends to improve quality. Actually deliver the big presentation more than once before the due date. Do a dry run before opening a new store," says Gruenfeld. Even people who are confident in their abilities can become more so with better preparation.

Get out of your own way

Confident people aren't only willing to practice, they're also willing to acknowledge that they don't — and can't — know everything. "It's better to know when you need help, than not," says Gruenfeld. "A certain degree of confidence — specifically, confidence in your ability to learn — is required to be willing to admit that you need guidance or support." 

On the flip side, don't let modesty hold you back. People often get too wrapped up in what others will think to focus on what they have to offer, says Katie Orenstein, founder and director of The OpEd Project, a non-profit that empowers women to influence public policy by submitting opinion pieces to newspapers. "When you realize your value to others, confidence is no longer about self-promotion," she explains. "In fact, confidence is no longer the right word. It's about purpose." Instead of agonizing about what others might think of you or your work, concentrate on the unique perspective you bring. 

Get feedback when you need it

While you don't want to completely rely on others' opinions to boost your ego, validation can also be very effective in building confidence. Gruenfeld suggests asking someone who cares about your development as well as the quality of your performance to tell you what she thinks. Be sure to pick people whose feedback will be entirely truthful; Gruenfeld notes that when performance appraisals are only positive, we stop trusting them. And then use any genuinely positive commentary you get as a talisman. 

Also remember that some people need more support than others, so don't be shy about asking for it. "The White House Project finds, for example, that many women need to be told they should run for office before deciding to do so. Men do not show this pattern of needing others' validation or encouragement," says Gruenfeld. It's okay if you need praise. 

Take risks

Playing to your strengths is a smart tactic but not if it means you hesitate to take on new challenges. Many people don't know what they are capable of until they are truly tested "Try things you don't think you can do. Failure can be very useful for building confidence," says Gruenfeld. Of course, this is often easier said than done. "It feels bad to not be good at something. There's a leap of faith with getting better at anything," says Schwartz. But don't assume you should feel good all the time. In fact, stressing yourself is the only way to grow. Enlisting help from others can make this easier. Gruenfeld recommends asking supervisors to let you experiment with new initiatives or skills when the stakes are relatively low and then to support you as you tackle those challenges. 

Principles to Remember

Do:
  • Be honest with yourself about what you know and what you still need to learn
  • Practice doing the things you are unsure about
  • Embrace new opportunities to prove you can do difficult things

Don't:
  • Focus excessively on whether you or not you have the ability - think instead about the value you provide
  • Hesitate to ask for external validation if you need it
  • Worry about what others think — focus on yourself, not a theoretical and judgmental audience

Case Study #1: Get the knowledge and get out of your own way

In 2010, Mark Angelo, was asked by the CEO of Hospital for Special Surgery in New York to create and implement a program to improve quality and efficiency. Mark was relatively new to the organization. He had worked as a business fellow for the previous year but had recently taken on the role of director of operations and service lines. Even though he had background in operations strategy from his days as a management consultant, he was not familiar with the Lean/Six Sigma principles he'd need to use for this project and didn't feel equipped to build the program from scratch. He was particularly concerned he wouldn't be able to gain the necessary support from the hospital's physicians and nurses. What would they think of a young administrator with no hospital experience telling them how to improve quality and increase efficiency?

For five months, Mark struggled to get the project on track and his confidence suffered. He knew that his apprehension was in part due to his lack of knowledge of Six Sigma. He read a number of books and articles on the subject, talked to consulting firms that specialized in it, and spoke with hospitals that had been successful in developing and implementing similar programs. This helped but he realized he still didn't know if he would be able to get the necessary people on board. "I was anxious and stressed because I had no idea how I was going to transform the organization. I knew I couldn't do it on my own. It was going to take a collective effort that included our management team and all of our staff," he said.

He talked with the CEO who had supported him since the beginning. He also looked to his family for emotional support. Through these conversations he realized that his anxiety stemmed from a desire to be liked by his colleagues and therefore to avoid conflict. "After many discussions with my CEO and observing how he handled these situations, I learned that it is better to strive to be well-respected than well-liked," he said.

This was a turning point for Mark. Instead of worrying so much about what others thought of him, he focused on doing what was best for the patient and the institution. In December, he presented the vision for the program to the entire medical staff. While he was nervous about how it would be received, he knew this was a critical moment. "I was able to get up in front of one our toughest constituencies and present the vision that we had been developing over the past few months," he says. His presentation was met with applause. "In the end, my confidence grew by leaps and bounds and we were able to design a program that has since taken off with great success across the hospital. I was able to overcome my mental blocks and knowledge deficits to build a program that will truly help transform how we approach performance improvement and patient care," he says. 

Case Study #2: Know the value you bring

Julie Zhuo knew she had things to say but she wasn't sure how to get heard. As a product design manager at Facebook, she had developed valuable expertise in the products she worked on. Yet, she lacked the confidence to share her ideas. She was used to being one of very few women in the room. That had been the case when she was studying computer science at Stanford and it was still true now that she was at Facebook. She knew this meant she needed to make a concerted effort to speak up. But being the minority voice wasn't the only reason she felt unsure of herself. She says that she also suffered from "imposter syndrome," feeling as if she hadn't earned a right to her ideas; she had somehow ended up where she was accidently, not through hard work.

Julie was intrigued when someone in HR told her about a workshop offered at Stanford by the Op-Ed Project. After attending and getting positive feedback about her ideas, Julie tried something she had never thought to do before: write an op-ed. 

Last November, she published a piece in the New York Times about the danger of anonymity in online discussions. "It was a matter of someone saying you can do it," she explains. "It had never occurred to me that I could be published. But it actually wasn't hard at all." The reaction she got in the workshop and afterward back at Facebook boosted her confidence. "Since then, she's gotten a lot of support from colleagues, which has emboldened her to speak her mind. "Of course it's still a work in progress, but now I'm a much more confident speaker and writer," she says. 

(Source: http://blogs.hbr.org/hmu/2011/04/how-to-build-confidence.html?cm_sp=most_widget-_-default-_-How%20to%20Build%20Confidence)

15/5/11

Nghệ thuật phê bình và nhận phê bình trong doanh nghiệp


(VnMedia) - Người Việt Nam vốn không thích bị phê bình, chỉ trích. Tính cách đó xuất phát từ nền văn hóa tập thể, cộng đồng trong đó mỗi thành viên coi trọng thể diện của mình trong mắt thành viên khác và cả cộng đồng.

Hệ thống thứ bậc, tôn ti trật tự khiến cấp dưới khó phản biện cấp trên, trẻ khó phê phán già, con cái khó nói về điểm sai của bố mẹ, học sinh khó có thể tranh luận với thầy cô giáo. Bên cạnh đó, mong muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với bạn bè, đồng nghiệp và mọi người xung quanh khiến chúng ta trở nên dễ dàng xuề xòa, thỏa hiệp hay né tránh đề cập đến những thiết sót, sai lầm của họ.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận phê bình, phản biện chính là động lực cho phát triển của cá nhân và xã hội. Không có phê bình mỗi chúng ta khó có thể nhận thức được sai sót, khuyết điểm của bản thân để từ đó sửa chữa và rút kinh nghiệm. Không có phản biện, chúng ta không thể nhận thức ra các khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề. Hơn nữa, một người khi thấy bạn bè, đồng nghiệp, hay cấp trên của mình có thiếu sót mà không chỉ ra cho họ thấy để sửa chữa thì đó không phải là người bạn, người đồng nghiệp, hay cấp dưới tốt, có trách nhiệm. Mặt khác, thấy lời góp ý khó nghe nhưng hợp lý, nếu bực tức hay tự ái, không tiếp thu, không sửa đổi thì ta không thể trưởng thành.   

Như vậy, vấn đề đặt ra không phải là có phê bình hay không phê bình, chấp nhận hay không chấp nhận, mà là làm thế nào để các lời phê bình, phản biện có tính chất xây dựng, dễ được tiếp nhận và ở khía cạnh ngược lại, làm thế nào để tiếp thu lời phê bình một cách hữu ích nhất, biến những lời phê bình đó thành các động lực hướng tới sự tiến bộ. Ở góc độ này, phê bình và tiếp thu phê bình là cả một nghệ thuật. 

Nghệ thuật phê bình
Dù bạn ở cương vị nào, kể cả lãnh đạo hay quản lý, phê bình luôn là một công việc khó khăn. Lời phê bình có tính xây dựng phải xuất phát từ lòng chân thành, tôn trọng và thiện ý của bạn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phê bình trở nên tiêu cực, thiếu tinh thần xây dựng do người nói thiếu tinh tế, thiếu nhạy cảm hơn là thiếu thiện ý. Khi bạn có ý định phê bình thiếu sót, hạn chế của bất kì ai, dù là người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác, hãy cân nhắc bảy quy tắc vàng sau:  

1. Thu thập thông tin, tìm hiểu thấu đáo về tình huống, các nguyên nhân dẫn đến đến quyết định, thái độ, hành vi đáng bị phê phán.
2. Cân nhắc phê bình đúng lúc, đúng chỗ: Luôn nhớ rằng lời góp ý của bạn rất dễ dẫn đến tự ái, bất mãn, hay phản ứng chống đối. Vì vậy, cần phải chọn lựa thời điểm phê bình hợp lý, nhất là lúc đối tác có tâm lý ổn định, vui vẻ, và cởi mở. Bên cạnh đó, tối kị phê phán ai đó trước mặt một người khác, hoặc ở nơi công cộng. Lời khen ở chỗ đông người trở nên “có cánh” hơn, nhưng lời phê bình ở chốn đó sẽ làm cho người bị phê bình bẽ mặt và cay cú.  
3. Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, hoặc nêu nhận xét tốt trước khi đưa ra bình luận có tính chất phê phán: Bạn có thể tỏ bày sai lầm tương tự của bạn và nói cho họ biết điều bạn mong muốn họ đạt được. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu: “Cách đây ba năm, tôi cũng lâm vào trường hợp tương tự của bạn …” hay “Bạn đã làm rất tốt công việc và còn tốt hơn nữa nếu …”. Lưu ý, ở ví dụ thứ hai, tránh sử dụng từ “nhưng” để nối hai mệnh đề, vì nó ngay lập tức làm người nghe quên đi yếu tố tích cực ở mệnh đề trước.   
4. Tránh so sánh người này với người khác: Lấy người này ra làm tấm gương cho người khác thường tạo ra sự phản cảm, bất mãn hơn là động lực để cải tạo bản thân. Mỗi cá nhân có hoàn cảnh khác nhau, mỗi tình huống có nhiều chi tiết đặc thù, việc liên hệ khập khiễng sẽ làm người nghe cảm thấy bạn thiếu thấu hiểu. Thay vì so sánh các cá nhân với nhau, nên chiếu các hành vi, thái độ của người bị phê bình với các mục tiêu và chuẩn mực cụ thể. 
5. Không chỉ trích con người, mà tập trung mổ xẻ hành vi. Đừng đánh giá bản chất của một người chỉ qua một hoặc hai hành vi cụ thể của họ. Mục đích của phê bình mang tính xây dựng là giải quyết khúc mắc, nâng cao hiệu quả công việc, không phải là lăng mạ, sỉ nhục, hay làm nhụt ý chí của người khác. Do đó, thay vì phê bình trực diện “bạn đã làm sai, không tuân thủ quy trình công việc”, bạn có thể nói: “tôi cảm nhận rằng dường như quy trình công việc đã không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt”, ..
6. Giải thích hậu quả của các hành vi, thái độ đáng phê bình, từ đó tham khảo, gợi ý cách giải quyết, điều chỉnh. Ví dụ, thay vì mắng mỏ “cậu là người luôn lề mề, chậm chạp, có bản báo cáo mà lúc nào cũng bị muộn”, bạn có thể nói: “Khi báo cáo bán hàng đến muộn một ngày, như đã từng xảy ra trong suốt quý vừa qua, tôi không có đủ thời gian để chuẩn bị cho buổi họp của hội đồng quản trị. Cậu có ý tưởng gì để chúng ta có thể đảm bảo được thời gian không?”  Hay gợi ý về cách giải quyết: “Liệu cậu có thể …” thay vì sử dụng mệnh lệnh thức.
7. Kết thúc cuộc nói chuyện một cách thân mật: Sử dụng những từ ngữ, cử chỉ bày tỏ sự thấu hiểu và chân thành,kết thúc buổi nói chuyện với gợi ý về cách làm và triển vọng giải quyết vấn đề hay sự tiến bộ của cá nhân người bị phê phán.   

Nghệ thuật ứng xử với phê bình
Tự ái, tức giận là những trạng thái bình thường khi ai đó phê bình bạn. Những cảm xúc đó khiến bạn rơi vào trạng thái tự vệ, hoặc tìm cách biện minh, đổ lỗi, hay tìm cách đáp trả người phê phán bạn. Tuy nhiên, phản ứng tự nhiên đó có hại nhiều hơn có lợi. Hai hậu quả nhãn tiền là: (i) bạn vừa không nhận thức đầy đủ vấn đề; (ii) chính bạn góp phần phá vỡ quan hệ. Vì vậy, mỗi cá nhân nên rèn luyện tư duy, bản lĩnh, và văn hóa ứng xử với các phê bình, chỉ trích để biến những ý kiến đó thành động lực phát triển bản thân và cơ hội để phát triển quan hệ.    

1. Sai lầm, thiếu sót là một phần của cuộc sống. Bạn không phải là người duy nhất trên thế giới mắc lỗi. Vấn đề là đôi khi ta không nhận ra được khiếm khuyết, hạn chế của chính mình.
2. Đừng thủ thế hay tìm cách biện minh cho bản thân hoặc đổ lỗi cho ai đó . Hãy nghĩ rằng, người kia đang tìm cách giúp bạn tiến bộ. Ngay cả khi họ ý định bôi nhọ, châm biếm bạn, hãy để ý đến khía cạnh tích cực của phê bình. Thể hiện sự trân trọng của bạn đối với thiện ý của đối tác thay vì nhanh chóng mất tự chủ, nổi cơn lôi đình.
3. Kiểm soát cảm xúc, cử chỉ, hành vi của bạn. Đừng nghiến răng, nắm đấm tay, hay khoanh tay trước ngực. Luôn giữ tư thế ngay ngắn, thoải mái, và bình thản khi ai đó đưa ra bình luận về bạn. Điều này giữ cho bạn có được sự điềm tĩnh và giọng nói bình thường.
4. Tập trung vào bản chất của vấn đề, thay vì giải thích, biện minh hãy tìm cách đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn tình huống và ý đồ của người phê phán. Ví dụ: “Theo cách hiểu của tôi thì, anh / chị lo ngại về …(vấn đề)… và muốn tôi … (giải pháp)… Có đúng như vậy không?”
5. Kiên nhẫn lắng nghe toàn bộ thông điệp, đừng vội vàng giải thích hoặc ngắt lời để tranh cãi, cho đến khi người phê bình đồng ý rằng bạn đã hiểu hoàn toàn sự lo ngại của họ.
6. Ghi nhận kết quả của trao đổi, trình bày ý kiến của bạn: Nếu như người phê phán có lý, hãy chấp nhận và nói lời xin lỗi một cách phù hợp. Nếu như bạn không đồng ý với lời phê bình, bạn có thể đưa ra quan điểm của mình và đồng ý sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề đó. Luôn có hơn một cách để đề cập vấn đề. Ví dụ: nếu một vị giáo sĩ hỏi hồng y: “Liệu con có được hút thuốc trong khi cầu nguyện không?”, nhiều khả năng câu trả lời là “không”. Nhưng nếu vị giáo sĩ hỏi: “Liệu con có thể cầu nguyện trong khi hút thuốc không?” thì dễ nhận được câu trả lời là “có”.
7. Quyết định cuối cùng là của bạn. Sau khi lắng nghe, trao đổi, cân nhắc các khía cạnh khác nhau, bạn phải đưa ra quyết định của riêng mình vì chính bạn là người chịu trách nhiệm cho quyết định đó.   

Không ai trên thế giới là hoàn hảo, nhưng chúng ta hoàn tòan có thể trở nên hoàn thiện hơn nếu luôn tự phê bình và đón nhận lời phê bình một cách tích cực. Đó cũng là thông điệp tác giả bài viết mong muốn gửi tới người đọc.
Dương Thu Trang
(Nguồn: http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=223721&CatId=25)