27/1/11

6 kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo

Một nhà lãnh đạo hội tụ trong mình những phẩm chất vốn có chưa hẳn đã trở thành nhà lãnh đạo tài ba. Một nhà lãnh đạo hoàn hảo là một người biết trau dồi những kỹ năng cần thiết. Bài viết này là 6 kỹ năng cần thiết trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo.

Tầm nhìn

Bạn cần hiểu công việc mà đội bạn đang phụ trách ăn khớp thế nào với năng suất, hình ảnh và thành công nói chung của công ty. Vạch chiến lược hoạt động lâu dài cho đội và thông báo với cấp trên cũng như cho toàn bộ nhân viên.. Lập ra các mục tiêu có thể đạt được cho từng cá nhân và toàn đội, đưa ra những mong muốn một cách khái quát nhất.

Có nhiều tham vọng: Tham vọng ở đây không mang nghĩa xấu. Hãy sử dụng tham vọng của bạn một cách khôn ngoan. Bạn không nên leo cao bằng cách dẫm lên người khác. Cần biết đích bạn muốn tới, chấp nhận thách thức và đừng bỏ lỡ thời cơ. Chuẩn bị những nhân viên thay thế có tiềm năng. Nếu không có ai có thể thay thế vào vị trí hiện tại của bạn, bạn sẽ khó có cơ hội được thăng tiến .

Niềm tin

Biết mình: Biết được những điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc. Đừng ngại phải đưa ra những câu hỏi hay tham gia khoá học thêm. Bạn không cần phải biết mọi thứ và là người giỏi nhất. Nếu bạn yếu trong một công việc cụ thể nào đó, hãy chắc chắn rằng có ai đó trong nhóm của bạn rất thông thạo về lĩnh vực này. Bạn làm việc cùng những nhân viên đang đem lại lợi nhuận cho công ty, lắng nghe ý kiến đề xuất của nhân viên.

Quyết đoán: Nếu bạn nghĩ tới những tình huống xấu có thể xảy đến với dự án của mình, bạn sẽ đưa ra những quyết định tin cậy và có những hành động đúng đắn khi cần thiết.

Kiềm chế căng thẳng: Hãy kiếm chế sự căng thẳng. Như người xưa từng nói: “Đừng để người khác thấy nỗi lo của mình”. Có niềm tin ở chính mình sẽ khiến người khác tin ở bạn.

Chấp nhận những lời phê bình: Hãy chứng tỏ sự tự tin của bạn bằng cách tiếp nhận những ý kiến phê bình của người khác mà không ngạo mạn, kiêu căng, nhưng cũng không quá phục tùng. Hãy tìm kiếm những ý kiến phê bình bổ ích, có tính xây dựng và chân thành cám ơn. Hãy chứng tỏ sự chín chắn và tính chuyên nghiệp của bản thân.

Kỹ năng quan hệ với đồng nghiệp

Lắng nghe: Luôn lắng nghe quan điểm của người khác. Tìm hiểu xem chính sách hay vấn đề gì đang gây trở ngại khiến các thành viên trong đội của bạn làm việc kém hiệu quả, và thiếu nhiệt tình. Lắng nghe kỹ để hiểu tốt hơn chất lượng cuộc sống và vấn đề cân bằng công việc/cuộc sống của nhân viên, sau đó giúp đỡ họ giải quyết vấn đề.

Mềm dẻo: Một nhà lãnh đạo mạnh không phải lúc nào cũng muốn và cần phải đúng. Sẵn sàng tiếp thu những ý kiến phản đối và những sáng kiến mới mà cấp dưới đề xuất.

Biết khuyến khích động viên kịp thời: Hãy chứng tỏ sự thông cảm và kiên nhẫn của bạn, đừng quá thất vọng với những nỗi mà các nhân viên ít kinh nghiệm mắc phải. Hãy giúp đỡ các nhân viên cùng làm bằng sự nhiệt tình, nhã nhặn và tôn trọng. Hãy nhớ, việc bạn đối xử với mọi người như thế nào tác động đến việc bạn có được công nhận như một nhà lãnh đạo.

Các kỹ năng thúc đẩy

Khuyến khích nhân viên: Một nhà lãnh đạo mạnh có khả năng truyền cảm hứng, thúc đẩy và tiếp sinh lực làm việc cho các nhân viên. Hãy là một người thông tháo. Tập trung tìm ra những điểm mạnh nhất của nhân viên, phát triển tài năng của họ và khuyến khích họ áp dụng sáng kiến của mình.

Tán dương thành công: Khen ngợi những thành công của nhân viên. Một mẩu giấy viết tay chúc mừng và cảm ơn một nhân viên về việc mà anh ta đã hoàn thành rất tốt, đem lại lợi nhuận cho công ty. Khi công việc tiến hành hỏng, cũng đừng bao giờ khiển trách nhân viên một cách công khai. Phê bình một cách kín đáo và có tính xây dựng. Nếu công việc tiến hành không tốt, cần xem xét lại những gì mà đội bạn đã làm trong thời gian qua và vạch ra chiến lược hoạt động cụ thể trong thời gian tới.

Ở phía sau nhân viên: Là một nhà lãnh đạo không có nghĩa là mọi người sẽ phải theo sau bạn. Bạn cần chứng tỏ rằng bạn đang ở phía sau các nhân viên của mình. Hiểu yêu cầu của đội mình. Nếu nhân viên cần được đào tạo, cần được trang bị nâng cấp phương tiện và công nghệ mới, hãy sẵn sàng đấu tranh với cấp trên vì nhân viên. Không phải luc nào bạn cũng thành công, nhưng điều quan trọng là bạn hành động như là người ủng hộ họ.

Giúp đỡ: Hãy giúp đỡ nhân viên bất cứ khi nào có thể, dù chỉ là ít phút. Để nhân viên biết rằng bạn hiểu những khó khăn của họ, thạm chí họ không có kinh nghiệm trong công việc. Bạn sẽ dễ đạt được mong muốn của mình hơn nếu bạn cập nhật và nắm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của các nhân viên.

Trách nhiệm

Chấp nhận sự khiển trách: Nếu việc gửi hàng bị chậm hay thông tin về dự án không đúng, hãy thay mặt toàn đội đứng ra nhận trách nhiệm, xin lỗi và đưa ra hành động đúng đắn.

Giải quyết các vấn đề: Là một lãnh đạo, bạn sẽ phải đưa ra những quyết định hết sức khó khăn và đôi khi không làm vừa lòng một số người. Bạn cần phải kiếm chế mâu thuẫn và giúp mọi người chấp nhận sự thay đổi. Giao tiếp chính là chìa khoá. Nếu bạn được uỷ thác chức vụ, trách nhiệm và được giao lãnh đạo nhóm của bạn, bạn sẽ tìm ra những phương pháp mang tính sáng kiến để giải quyết các vấn đề.

Hãy là tấm gương tốt: Luôn chứng tỏ năng lực làm việc tốt với người khác, thậm chí bạn không thích người đó như thế nào đi nữa. Hãy là một người công bằng.

Sự chính trực

Làm những điều đúng đắn: Khi bạn phải đối mặt với một quyết định chống lại lợi ích của bản thân, hãy nói thẳng ý kiến của mình. Nếu bạn được đề nghị làm điều gì đó vô lí, không đúng nguyên tắc, hãy thẳng thắn từ chối. Hãy bảo vệ chính bạn và quyền lợi của các nhân viên mà bạn phụ trách.

Hãy trung thực: Hãy tôn tròng lời hứa. Nếu bạn không thể làm, thì đừng hứa trước điều gì. Khi bạn phạm lỗi, hãy chấp nhận và xin lỗi. Bạn là người trung thực, điều đó sẽ gây ấn tượng rất tốt đối với cấp trên, với khách hàng và các nhân viên của mình.

Tránh ngồi lê đôi mách: Đừng bao giờ phao tin đồn hiểm độc hay đặt chuyện về người khác. Một người mạnh mẽ sẽ nói “Tôi không thích nói về ai đó đang không có mặt ở đây”. Điều đó chứng tỏ sự chính trực của bạn. Hãy thể hiện sự tôn trọng người khác. Như vậy bạn cũng tránh tạo cơ hội cho người khác đặt điều về bạn.

Làm việc tốt nhất: Cẩn thận, tôn trọng người khác và kiên định. Luôn chứng tỏ tài năng và kỹ năng đối với bất cứ dự án nào.

Không phải tự nhiên mà các nhà quản lý, giám sát viên có được năng lực lãnh đạo. Nó là cả một quá trình học hỏi không ngừng. Đặt ra các câu hỏi, quan sát kỹ và thường xuyên xác định lại cách sử dụng phương sách, sử dụng sức lực, tài năng và ý thức chung, tin tưởng vào thiên hướng của mình.

Nguồn:
Doanh nhân 360

1 nhận xét: