Ngoài lề một chút. Đúng là một người Việt bình thường, không có thời gian sống ở nước ngoài thì khó có thể đạt được mức chuẩn của BBC hay người nước ngoài có thể nói tiếng Việt "chuẩn" như VTV3. Có hai vấn đề, thế nào là "chuẩn". Có sự khác nhau rõ rệt giữa tiếng Anh Anh và Anh Mỹ, đặc biệt cả Anh Úc, Anh Ấn Độ và Anh Singarore. Ngay cả trong nước Anh, các vùng khác nhau có giọng khác nhau (accent = form of pronunciation). Nhưng một trong những hệ thống phát âm chuẩn được chấp nhận để giảng dạy cho người nước ngoài là Received Pronunciation (RP). RP được coi là uniquely prestigiously hay là the Queen's English vì nó được sử dụng phổ biến trong Hoàng gia Anh, của các trường đại học và của các phát thanh viên BBC ngày xưa [1]. Mặc dù như vậy, RP vẫn chỉ là một hệ thống phát âm và việc coi RP là Standard English hay không còn có rất nhiều tranh cãi. Ở Việt Nam, nói đến RP chắc chẳng mấy ai biết trừ những chuyên gia và sinh viên chuyên ngành Anh ngữ. Đúng thôi, và chẳng cần biết làm gì, nếu học tiếng Anh thực dụng và không nghiên cứu sâu về ngữ âm học. Nhưng vấn đề đặt ra là các học viên ít nhất phải hiểu rằng ngữ âm tiếng Việt và tiếng Anh về cơ bản là khác nhau, và họ nên được biết các các nguyên tắc cơ bản, hoặc hệ thống âm cơ bản của tiếng Anh để có thể tự tập luyện.
Có ba nhân tố ảnh hưởng tính hiệu quả của quá trình rèn luyện phát âm: tuổi tác, mục đích học tập và năng khiếu. Thứ nhất, tuổi càng cao thì càng khó luyện phát âm vì hệ thống hộp âm tiếng Việt bắt rễ sâu cũng như càng khó điều khiển các articulators theo ý muốn. Kinh nghiệm cho thấy, trẻ em cấp I nếu sống trong môi trường Anh ngữ, hay được học tiếng Anh từ bé với giáo viên bản ngữ, thì hệ thống âm của trẻ tương đối tốt. Ở tầm tuổi này, trẻ em giỏi bắt chiếc và quan trọng hơn, các em chưa bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ thống âm tiếng Việt. Thứ hai, nếu chỉ cần học để giao tiếp bình thường (ví dụ làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ như khách sạn, bán hàng, ngân hàng ... ) thì lấy mục tiêu hiệu quả là chính, không cần phải quá chú trọng đến phát âm. Trên thực tế, nhiều bạn hướng dẫn viên du lịch nói liến thoắng như tiếng Việt mà các du khách Tây vẫn hiểu đó thôi. Nhân viên lễ tân khách sạn cũng nhiều người nói đâu có chuẩn. Vấn đề ở đây là những người này chỉ cần biết hữu hạn từ nhất định, và vốn tiếng anh của họ cũng chỉ cần để giải quyết một số hữu hạn những vấn đề nhất định. Ở đây, như Rùa nói, cần phải vượt qua yếu tố tâm lý là chủ yếu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn học sâu về tiếng Anh để sử dụng cho các mục đích như học tập, nghiên cứu, trao đổi, ngoại giao ... thì rào cản phát âm sẽ làm giảm tính hiệu quả trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, rồi sau đó ảnh hưởng đến kết quả công việc của bạn. Thứ ba, TA đã nhắc đến vấn đề năng khiếu. Đúng, thực tế có một số người có khả năng ngôn ngữ tốt, phát hiện được sự khác biệt, cũng như bắt chiếc giỏi. Nhưng chúng ta ở đây phải giải quyết khó khăn của đa số, những người không có nhiều năng khiếu về ngôn ngữ trong đó có tôi. Vì vậy, những giáo viên chuyên nghiệp ít nhất phải hiểu được vấn đề và có một cách tiếp cận khoa học và hệ thống, đảm bảo được tính hiệu quả cho công tác giảng dạy.
Và ít nhất, họ cần phải đạt một độ "chuẩn" nhất định. Như vậy, cần phải có những nghiên cứu sâu về so sánh ngôn ngữ và các phương pháp giảng dạy hiệu quả. Có thể là đã có những nghiên cứu, nhưng nhìn vào thực tế giảng dạy và học tập ngoại ngữ hiện nay, đặc biệt là của các sinh viên theo học chuyên ngành Anh ngữ hay Sư phạm Anh ngữ, có thể nhận thấy là những "thầy cô giáo" này hoàn toàn không có một phương pháp gì, thậm chí là không hiểu gì về ngữ âm học so sánh.
Lan man quá dài rồi. Bây giờ trở lại vấn đề bàn ở entry trước.
Nếu bạn có điều kiện để đọc kỹ các sách về ngữ âm học của Peter Roach (2001), English Phonetics and Phonology, thấy rõ quy định rất chặt chẽ trong việc tạo âm của tiếng Anh. Không cần nghiên cứu sâu về lý thuyết, các học viên có thể sử dụng các giáo trình thiên nhiều thực hành của English Pronunciation in Use của Đại học Cambridge, Sheep or Ship, hay Sound English ... Tất nhiên, trong trường hợp này, bạn cần có sự hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ của các giáo viên chuyên ngành. Ngày xưa tôi cũng cứ tự mua sách về luyện, nhưng rồi đúng sai chẳng biết ra sao cả. Các bạn sẽ không tiến xa được, khi không hiểu được các nguyên tắc cơ bản về tạo âm và sự khác biệt cơ bản giữa các âm Anh - Việt gần tương đương nhau.
- Ba là, nói đúng ngữ điệu của câu, nhấn đúng những âm cơ bản, sẽ giúp tiếng Anh của bạn nghe Anh (sounds English) hơn và giao tiếp hiệu quả hơn. Đây không chỉ đơn thuần là sự lên hay xuống (rise and fall) giọng ở cuối câu để chỉ các loại câu và còn ở việc nhấn vào những âm chính, trong những “tonic syllables” và xuống giọng ở các từ ngữ, âm không quan trọng “tails”. Cảm tưởng giống như bạn nhảy Waltz, không có up and down không phải Waltz. Tôi không phải là chuyên gia tiếng Việt, nhưng tôi có cảm tưởng là tiếng Việt không có ngữ điệu (monotone) hoặc ngữ điệu tiếng Việt không phức tạp hoặc quy định không chặt chẽ bằng tiếng Anh.
Liên quan chặt chẽ đến cách tạo âm của tiếng Anh còn có các quy định về nhịp (rhythm), đồng hoá âm (assimilation), nuốt âm (elision) và nối âm (linking)
Nếu các bạn có nhu cầu, trong các bài tới, tôi sẽ giới thiệu và bàn bạc một cách đơn giản nhất về cách tạo từng nguyên âm, cụ thể là nguyên âm đơn (ngắn – short, dài – long) (quality and quantity), nguyên âm đôi dipthongs (gliding - quantity) và tripthongs; phụ âm (plosives, ghotta, fricates and affricates, fortis vs. lenis, voiced vs. voiceless); âm mũi (n, m, ng), các âm “l”, “r”, “w”; cùng các vấn đề khác như weak form (“schwa” – không biết dịch sang tiếng Việt thế nào), nhịp (rhythm), đồng hoá âm (assimilation), nuốt âm (elision) và nối âm (linking), trọng âm (stress) và ngữ điệu (intonation). Tất nhiên, trong so sánh với âm vực tiếng Việt.
-----------------------------------------------------------
[1]: Hiện tại BBC chấp nhận các giọng khác ngoài RP trong các chương trình phát thanh của Hãng.
(Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/dothanhai/article?mid=27)
Mình cảm thấy bạn đã bắt đầu có những cái kì thị gì đó đối với sinh viên Ngoại ngữ hay Sư phạm ngoại ngữ rồi. Thực ra ai cũng có những thiếu sót của mình, nhưng bạn viết thế này mình thấy "look down on them" quá... Thay vì nhận xét là 95% giáo viên Việt Nam thế này thế kia thì bạn hãy đưa ra cái suggestion là giáo viên nên làm thế này, nên làm thế kia.
Trả lờiXóaThực sự đúng là mình thấy sinh viên Sư Phạm Tiếng Anh ra trường còn thiếu sót nhiều về kinh nghiệm cũng như kiến thức, nhưng chúng ta cũng nên cho nhau thời gian để tích lũy và đúc rút kinh nghiệm, Không phải ai cũng có cơ hội được học những thầy cô giáo CHUẨN ngay từ đầu. Việc học và dạy ngoại ngữ thực sự rất demanding và chả có cái giới hạn nào cả
Trả lờiXóa