21/2/11

Video: Học hỏi kỹ năng giao tiếp hiệu quả từ Tổng Thống Barack Obama

Tổng thống Mỹ Barack Obama được coi là một tấm gương sáng trong vai trò của một diễn giả với kỹ năng giao tiếp có sức thuyết phục. Với khả năng dùng ngôn ngữ của mình Obama không chỉ giúp cho người ta nhìn thấy được tranh toàn cảnh mà còn giúp họ cảm nhận được chiều sâu của nó và đó chính là bệ phóng tuyệt vời cho một chính khách như ông trên chính trường. Kể từ khi ông trúng cử, thế giới có thể nhìn cận cảnh hơn các phong cách giao tiếp đa dạng mà Obama đã tận dụng. Giao tiếp và diễn thuyết là những kỹ năng đáng được học hỏi từ tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ. 


Học hỏi kỹ năng giao tiếp hiệu quả từ tổng thống Obama
Tân Tổng thống Mỹ Barack Obama được coi là một tấm gương sáng trong vai trò của một diễn giả với kỹ năng giao tiếp có sức thuyết phục.
 
Qua việc tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp của Obama người ta có thể phần nào hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo của ông cũng như những kỹ năng cần có khác của một nhà lãnh đạo khi đối mặt với thử thách và chướng ngại phía trước. Phong cách giao tiếp của Obama luôn gần gũi và đi vào trọng tâm. Những yếu tố như "thách thức", "đặt câu hỏi", "cổ vũ", "thực tế", "quyết định" và "truyền cảm hứng" là những sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là những đặc điểm dễ nhận thấy trong phong cách giao tiếp của tổng thống Obama.

Thách thức. "Đúng, chúng ta có thể" là chủ đề của chiến dịch tranh cử của ông. Ông kêu gọi mọi người ủng hộ cho chiến dịch của mình, cũng như lên tiếng kêu gọi mọi người hành động vì một nước Mỹ khác hùng mạnh hơn và an ninh, an toàn hơn.

Ông có thể đảm nhận gánh nặng đó nhưng ông cũng cần sự ủng hộ của người dân. Điều đó sẽ được kiểm chứng trong tương lai qua những quyết định cứng rắn của vị tổng thống để đem đến sự hài lòng của những người đã hết mình ủng hộ ông và ông cần phải thách thức họ như ông đã thách thức tình hình hiện tại.

Đặt câu hỏi. Obama thích nghe tất cả các khía cạnh của một vấn đề và tranh luận các ý tưởng. Ông muốn khiêu khích người khác đưa ra những quan điểm trái ngược. Một lý do khiến ông có thể nhìn xuyên qua các quan điểm là bởi vì ông thật sự lắng nghe những gì người khác cần phải nói. Khả năng liên kết hệ tư tưởng ấy là cần thiết để xây dựng sự ủng hộ của cả hai đảng cho những khởi xướng của ông. Lắng nghe và biết đặt câu hỏi đúng lúc là phương pháp giao tiếp hiệu quả mà ông đã ứng dụng để mang lại thành công trên con đường chính trị của mình.

 

Cổ vũ. Việc Obama tiếp nối hành trình của Abraham Lincoln từ Philadelphia đến Washington D.C có một ý nghĩa lịch sử hết sức quan trọng, ông muốn mọi người cũng như toàn thể quốc gia hào hứng với sự cầm quyền của ông và những thách thức trong tương lai. Ông cũng muốn sử dụng "hy vọng" như một đòn bẩy chính trị cho những lựa chọn khó khăn mà ông và những người cộng sự sẽ phải đưa ra.

Thực tế. Obama cũng cũng là một người yêu thể thao và ông không hề ngần ngại đưa ra ý kiến của mình về một trận đấu bóng quyết định ở một trường đại học. Là một người đàn ông của gia đình, người không hề ngại ngùng thể hiện tình yêu của ông với vợ và cô con gái. Ông không chỉ là một vị tổng thống với gánh nặng quốc gia mà còn là một người chồng người cha chu toàn trong gia đình.

Quyết định. Cách ông vận động trong chiến dịch tranh cử của mình và những gì ông làm với Quốc hội đã minh chứng rằng ông biết điều ông cần và ông không ngần ngại phải sử dụng tài chính chính trị để có được điều đó. Không những thế ông cũng sẵn sàng tiếp thu những quan điểm trái chiều và từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tế chứ không vội vàng phủ nhận những ý kiến bất đồng đó.

Truyền cảm hứng. Trong bài diễn văn trước khi nhậm chức tại Đài tưởng niệm Lincoln, Obama đã phát biểu: "Điều cần thiết là một sự tuyên bố độc lập mới, không phải ở đất nước chúng ta mà trong chính cuộc sống của chúng ta - từ ý tưởng và suy nghĩ, định kiến và sự cố chấp - một yêu cầu khẩn thiết không chỉ đối với những bản năng đơn giản của chúng ta mà với những phần chân thiện tốt đẹp hơn". Obama viện dẫn rằng lịch sử nước Mỹ đã trải qua những khó khăn to lớn như thế nào trong quá khứ và đó chính là bắng chứng và động lực để đưa ra những quyết định khó khăn và giảm nhẹ gánh nặng trong tương lai.

Sự điềm tĩnh của Obama cũng là một trong những điểm nhấn giúp cho phương pháp giao tiếp của ông trở nên thuyết phục. Phát biểu trong chương trình Larry King, nhà chiến lược dân chủ dài hạn James Carville nhận xét rằng cách ứng xử của Obama cho thấy sự đáng tin cậy, một điều làm cho người dân Mỹ trong tình trạng khủng hoảng có thể cảm thấy yên tâm hơn.

Hiếm khi thấy ông Obama làm khác với những thông điệp của mình; ông không ngần ngại trong việc phơi bày thực tế, đặc biệt là với truyền thông. Ông và những người cộng sự luôn luôn kiên định thông điệp và đó là một lý do giúp cho chiến dịch của ông thành công.

Obama có sự lưu loát trong diễn đạt giúp cho những luận điểm của ông trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, thách thức đối với ông, và đối với tất cả những nhà lãnh đạo khác, là đảm bảo rằng lời nói đi liền với hành động chứ không phải là những lời nói suông văn hoa bóng bẩy.

Trong Video phỏng vấn T.J. Walker - chuyên gia tư vn các thành viên trong ban qun tr v phương pháp giao tiếp hiu quả, trong vai trò Tng giám đc (CEO) ca công ty Media Training Worldwide, chúng ta có thể tìm hiểu thêm những bài học về kỹ năng giao tiếp mà các nhà quản lý cần rút ra qua chiến dịch tranh cử dành ngôi vị tổng thống của ngài Barack Obama.


Nguồn: http://skills.hieuhoc.com/ky-nang-mem/video/chitiet/hoc-hoi-ky-nang-giao-tiep-hieu-qua-tu-tong-thong-barack-obama-10-05-02

17/2/11

Hành trình du học - Bài viết cho Học bổng Fulbright 2007 - PERSONAL STATEMENT

In response to some requests, I decided to share the second essay in my application for the Fulbright 2007 for your reference. The first one, study objectives, was posted in a previous entry. April 4, 2008 is the deadline for applications for Fulbright 2009 to be submitted. Hope that from now on until that date, all applicants can satisfactorily filled in all the blanks in the application form to best describe him/herself and his/her ideals. This essay does not embrace a model applicable to all but simply present an example of how an essay of personal statement could be constructed along a set of requirements. 

Requirement: This personal statement should be narrative statement describing how you have achieved your current goals. It should not be a mere listing of facts. It should include information about your education, practical experience, special interests, and career plans. Describe any significant factors that have influenced your educational or professional development. Comment on the number of years or practical experience already completed in the field in which academic work will be done in the U.S. 
 
---------------------------------------------
PERSONAL STATEMENT

Field of Studies: American Studies

When I was about to write this personal statement, I recalled a true story from my childhood. Just one month after I was born, a special friend of my parents’, who was very knowledgeable in astrology and physiognomy, visited my family. Watching me sleep like a log in a cradle, she let it slip that I would become a statesman or an ambassador rather than a technician or an engineer as my father had hoped. 

I grew up and did not invested much hope in this prophesy because from primary school to high school I excelled in math, physics, chemistry and other natural science subjects. I was allergic to literature and foreign languages but I could spend a whole day long confined to my room looking for the solution to a math problem. In 1995, my excellence in math took me to the High School for Gifted Students in Mathematics and Informatics in Hanoi, which brings together math talents from every corner of the country. At that time I thought I would become a mathematician or an IT expert. 

However, things have changed since my unintended talk with my friend’s uncle, Mr. A, the chief negotiator of Vietnam on ..., in January 1998. His patriotism, his interesting stories about negotiations, his sense of humor, sophisticated manners and common courtesy awakened my desire to be someone like him. Especially, he opened my eyes to brand new images of the United States and other countries in the world, which I had quite often heard about but did not know well. That talk changed my life. I chose to follow my schooling at the Institute for International Relations (IIR) instead of the Hanoi University of Technology.

The change introduced a whole new experience, because my strength in math and other natural sciences could not easily be brought into play in a new realm of social sciences and foreign languages. However, despite many initial difficulties in learning English, I have found a different, no less interesting world than the realm of mathematics. In this new world problems, mainly related to behaviors of and relations among individuals, social groups and nation-states, appear with many parameters, both constant and variable, predictable as well as unpredictable, and cannot be solved with singular fixed solutions. 

At the IIR, I had time and resources to satisfy my personal curiosity about the United States. I have read many books about the American history, culture and people and have had many opportunities to listen to and talk with various distinguished American professors and politicians. I have been most impressed with the first Ambassador to Vietnam Pete Peterson, Prof. Jack Snyder of Columbia University, Prof. Robert A. Scalapino of University California at Berkeley, and David Lampton of Johns Hopkins University. I soon came to realize that, throughout my undergraduate years, my personal curiosity had developed into a strong academic interest in American Studies. That is the reason why after graduation I happily accepted the offer to a voluntary post of research assistant at the Center for European and American Studies.

In November 2003, I participated in two tough nation-wide competitions with the Ministry of Trade (MOT) and Ministry of Foreign Affairs (MOFA) at the same time. The results from MOT were received first, so I started working for the European and American Department in January 2004. There, I was chosen to be an administrative assistant to Mr. A whom I met before. He did not remember me, a little boy six years ago, and now his colleague. However, at the end March 2004, I was informed that I successfully passed the entry exam to MOFA. I stood at the crossroad. Which way should I go?

I must say that working with Mr. A has been the most valuable experience that I have ever had. I learned much from him, not only from his expertise but also from his working enthusiasm and seriousness. MOT is a stimulating working environment with various opportunities for young specialists to follow. However, my specialty was not economics or trade policy. Finally, in the light of my academic interests, I decided to move to MOFA.

Now, as a researcher and a lecturer at the IIR (MOFA), the country’s leading think-tank in the field of external affairs at the service of Vietnamese leaders, I have set forth clear goals to achieve. My professional goal is to become an expert in and a professor of American studies. My ultimate career goal, as a diplomat, is to be an accredited Vietnamese ambassador abroad. To this end, my first step will be to study in the United States for two years in a relevant Master’s program to deepen my expertise and add to my practical experience.

I am aware that these goals are grand, but not unrealistic. A Master’s degree is extremely important for me now because it is a springboard for my career development. A long and bumpy road is waiting ahead before the goals are achieved. But once I made up my mind, I am determined to accomplish them no matter how hard it is. I strongly believe that I will overcome it by my brainpower, my will power and a bit of luck. 

(Total: 887 words)

(Source: http://vn.360plus.yahoo.com/dothanhai/article?mid=25) 

9/2/11

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh (Phần III): Vượt qua TỰ TI

Tranh thủ một chút để kết thúc chùm bài về cách học tiếng Anh. Những entry cuối cũng đề cập đến kinh nghiệm thực tiễn của bản thân tôi đối phó với những khó khăn trong quá trình học tiếng Anh.
….
Như phần trước đã đề cập, học tiếng Anh chủ yếu là rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ(skills). Ở đây cần chú ý ngôn ngữ thực dụng, nghĩa là học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không phải để biết (to know) mà là để sử dụng (to use). Việc nhớ các từ, biết các từ, biết các quy tắc ngữ pháp nhưng không sử dụng được để đọc hiểu, nghe hiểu, viết luận, giao tiếp hay dịch thì cũng như không. Như vậy, vấn đề quan trọng nhất là phải thực hành ngôn ngữ. 

Quay trở lại với câu hỏi: "Thế nào là kỹ năng?" Kỹ năng ám chỉ những khả năng (ability) có được do rèn luyện (training, practising) để thực hiện những kết quả có sẵn (pre-determined results) với quỹ thời gian, năng lượng tối thiểu. Như vậy, học ngôn ngữ ở cấp độ cơ sở ít nhấn mạnh sự sáng tạo (creativity) bởi vì nó chỉ vươn tới việc thuần thục các yếu tố ngôn ngữ “có sẵn”, và để đạt được những kết quả “cho trước” giống như rèn luyện các từng động tác của các môn thể thao vậy. Nếu bạn miệt mài làm đi làm lại, bạn sẽ không chỉ “nhớ”, mà còn đạt tới mức độ thuần thục và trau chuốt trong sử dụng ngôn ngữ. Điều đó giải thích tại sao, học ngoại ngữ cần sự rèn luyện kiên trì. Các bạn tôi ngày xưa học thường kiên nhẫn viết đi viết, phát âm nhiều lần lại một từ, hay khi học nói thường đọc đi đọc lại nhắc lại những đoạn văn ngắn. Thời gian dài hay ngắn để đạt tới mức độ thuần thục sẽ tuỳ thuộc vào cường độ luyện tập cũng như năng khiếu. Ở đây, năng khiếu được hiểu là khả năng tự nhiên. Tuy nhiên, năng khiếu chỉ giúp bạn nhanh hơn người khác, còn không thể không có rèn luyện. 

Như vậy, bản chất cơ bản của học ngôn ngữ đã phần nào sáng tỏ. Bây giờ tôi sẽ chỉ ra hai thử thách cụ thể mà tôi, chính bản thân tôi vấp phải và đã vượt qua phần nào, trong quá trình học ngoại ngữ. Ở đây, tôi chia sẻ kinh nghiệm bản thân mình và các bạn thử so sánh xem có giống những gì mình đã trải qua. Nếu các bạn gặp phải khó khăn tương tự, thử áp dụng con đường của tôi xem sao. 

Nên nói một chút là tôi bắt đầu học tiếng Anh nghiêm túc khi bước chân vào Học viện Quan hệ quốc tế, khởi điểm có thể là số O tròn trĩnh. Tính đặc thù của nghề nghiệp khiến cho tiếng Anh, với tư cách là một ngoại ngữ phổ biến bậc nhất trên thế giới, là thiết yếu. Tôi ý thức được điều đó và luôn có một những cố gắng không mệt mỏi, để phát hiện những điểm sai và tìm cách sửa chữa. Không dấu gì các bạn, quá trình gian nan và lâu dài, vừa tự tìm tòi vừa tranh thủ học tập chính khoá cũng như học mót tối đa. 

Rào cản Một: THIẾU TỰ TI - SỢ SAI 

Rào cản thứ nhất đó là yếu tố tâm lý. Tôi rất sẻ chia vấn đề này với VA, bạn của tôi, và cám ơn bạn đã remind tôi về một thách thức mà bao nhiêu người học tiếng Anh trong đó có tôi gặp phải. Một sai sót của tôi, trong cấu trúc ban đầu tôi dự định, không có phần nói về rào cản tâm lý. 

Tốt hơn hết tôi nói về kinh nghiệm của tôi. Tôi vào lớp B, HVQHQT cùng với các bạn đã học chuyên tiếng Anh ở Amsterdam và Chuyên Ngữ ít nhất 6-7 năm. Các bạn có thể nói chuyện tương đối thoải mái với cô giáo người Mỹ, có bạn thậm chí còn tham gia cả các cuộc thi hùng biện. Buổi học đầu tiên với cô giáo Jeniffer người Mỹ cũng là buổi học đầu tiên trong đời đi học, tôi cảm thấy xấu hổ với bản thân mình. Bài tập làm quen và giới thiệu về bản thân, partner của tôi, một người bạn thân sau này, buộc phải làm công việc mà tôi phải làm, là giới thiệu về bản thân bạn. Tôi còn nhớ tôi lắp bắp không thành tiếng ra sao, xấu hổ như thế nào và các bạn nhìn tôi ra sao. Từ đó, mỗi buổi học, tôi đều ngồi xuống cuối lớp, thu mình lại, chỉ nghe và ít khi dám mở mồm. Còn nhớ một hôm làm trò nghịch ngợm gì đó ở trên lớp, tôi buồn khi cô giáo bảo tôi là ‘bad boy’. 

Tôi học thêm một lớp ở ngoài (chẳng biết gì nên nhảy vào ngay một lớp luyện TOEFL), và dành phần lớn thời gian học tiếng Anh. Tôi có một quyển vở học từ riêng, ghi tất cả những từ mới từ những bài tôi đọc. Tôi mua và mượn các băng cassette để nghe thường xuyên. Người bạn duy nhất nhiệt tình giúp đỡ tôi, học cùng tôi là QA. Tôi học từ bạn thói kiên nhẫn viết đi viết lại từng từ mới trên các mẩu giấy. Trong một tháng rưỡi hè đầu tiên, tôi nhớ mình làm hết một lượt các quyển sách ngữ pháp Cambridge ở cấp độ (first cerfiticate và proficiency) mà NM cho mượn (sách mà các bạn đã làm hết từ những năm cấp III). Tuy nhiên, kết quả của ba kỳ học đầu tiên thật thảm hoạ (6,6,5), và nó làm cho tôi không được học bổng cả ba kỳ liên tiếp. Kết thúc kỳ thứ ba, ý nghĩ đầu tiên là chuyển trường. Có lẽ mọi chuyện sẽ khác nếu đó là kỳ thứ Tư, khi kết thúc năm học thứ hai. Tuy nhiên, đến kỳ thứ tư lần đầu tiên tôi cảm thấy tự tin hơn là được 8 (ngữ pháp và nghe).
Tuy nhiên, điểm yếu cơ bản của tôi là nghe và nói. Ngữ pháp, nghe hiểu và đọc hiểu thì còn tự cố gắng được, bằng cách tăng thời gian học ở nhà và kiên trì. Ý chí và sự cần cù thì tôi không thiếu. Nhưng kinh nghiệm ngày đầu tiên đi học khiến tôi “chột”. Một vài lần cố gắng nhưng bạn bè và cô giáo đều không hiểu, và tôi luôn cảm thấy mình “long ngóng” và “ngọng” khi mở miệng. Vì vậy, trong ba kỳ đầu, số lần tôi phát biểu trong lớp có thể đếm trên đầu ngón tay, hoặc chủ yếu là “buộc phải nói” do đến lượt hoặc cô giáo gọi. Kỳ thi vấn đáp đầu tiên, dường như không ai muốn pair up cùng tôi, và tôi cũng không đủ can đảm để đề nghị ai. Cuối cùng, KL, người bạn nữ dễ thương, đã giúp tôi qua sự bối rối đó.

Thái độ tự tin của các bạn, cũng như việc các bạn tỏ ra kiên nhẫn lắng nghe tôi một cách khiên cưỡng, đôi khi là cảm giác thong cảm, khiến tôi chưa bao giờ cảm thấy mình yếu kém như thế. Fuck Me. Tôi tiếp tục ngồi ở cuối lớp, nghe và gật đầu nhiều hơn là chủ động tham gia vào bài giảng. 

Tôi không nhớ chính xác thời điểm nào, một ngày cuối kỳ học thứ Tư, tôi chợt nhận ra rằng, đã gần hai năm trôi qua, và nếu tôi không thể “không tự mở mồm”, nếu tôi không chiến thắng được nỗi sợ hãi của chính bản thân mình, thì tôi sẽ muôn đời là kẻ thất bại. Sợ sai và thiếu tự tin sẽ là kẻ thù vĩnh viễn, nếu tôi không một lần vượt qua nó. Và lúc này, tôi thấy mình cần một “ít chai mặt”. Tôi đến lớp cố gắng “mặc kệ” mọi người, và thực hiện cái quyền và thời gian tôi đáng được hưởng. Thậm chí có hôm, tôi còn nghĩ phải nói bù cho những thời gian mà tôi im lặng. Tôi cảm thấy mình không cần phải xấu hổ vì xuất phát điểm của tôi kém hơn các bạn, và “việc của tôi là nói, ai nghe thì nghe”, “việc khó chịu là của người nghe, không phải của tôi”. Cái quyết tâm và suy nghĩ AQ đó thực sự giúp tôi vượt qua được sự tự ti và sợ hãi chính bản thân mình. Tôi luôn tìm các lỗi của mình và cố gắng sửa, khắc phục bằng cách này hay cách khác. Tất nhiên, tôi nói sai nhiều hơn là đúng. Nhưng có hề gì, tôi tiến bộ. QA và các bạn động viên tôi rất nhiều.

Kỳ hè năm thứ hai, tôi tham gia một khoá summer school ở Hải Phòng cùng với một đoàn sinh viên Mỹ. Chính mẹ là người tìm thong tin và động viên tôi tham dự lớp học đó. Lớp học đa dạng có cả các em nhỏ. Tự tin mình là người có khả năng nhất trong lớp (dù gì cũng là sinh viên NG), nên tôi tranh thủ cơ hội được tập luyện nhiều hơn. Quả thật, sự tự tin khi so sánh với những người ở trình độ thấp hơn mình, đôi khi giúp bạn học tập hiệu quả hơn. Và tôi đã phần nào cải thiện được khả năng giao tiếp của mình, đặc biệt là tin vào khả năng của mình hơn. Điều đáng chú ý là tôi chưa bao giờ có được trạng thái hoàn toàn “tự tin” hoặc “tự hào” về bản thân. Chính điều đó là động lực khiến tôi không ngừng cố gắng. 

Một điều tôi có thể, không phải một chốc một nhát là có ngay được sự tự tin. Đó là cả một quá trình gian khổ chiến đấu với không ai khác ngoài bản thân mình. Không phải vì bạn xấu hổ với cô giáo, với bạn A, bạn B, mà là chính bản thân bạn mà thôi. Thiếu tự tin, tự xấu hổ, sợ sai còn theo đuổi tôi dai dẳng, thậm chí ngay cả bây giờ (tất nhiên ở mức độ ít hơn). Trong những năm đại học, mở miệng ra nói một câu trong lớp bằng tiếng Anh là một thành công. Tôi còn nhớ tim mình đập thình thịch ra sao, và cảm giác luôn như một kỳ thi vấn đáp. Tốt nghiệp, tưởng sự lúng túng và bối rối đã qua. Lần đầu tiên khi phát biểu tại một hội thảo với các nhà nghiên cứu nước ngoài tại Manila, tôi thấy mình mất giọng như thế nào. 

Oái ăm hơn, khi đi học nước ngoài, cảm giác bối rối và mất tự tin đó lại quay lại. Kỳ đầu tiên, phát biểu và trình bày trong lớp, vẫn run cầm cập, tim đập thình thịch, khô rát cổ họng. Nói chuyện với các bạn bè trong lớp và thầy cô, nhiều khi không hiểu, cứ gật đầu cười mà đâu dám hỏi lại. Sự thiếu tự tin không chỉ vì ngôn ngữ, mà cả về kiến thức và sợ nói sai. Lại một quá trình học đuổi để theo kịp bạn bè, vừa căng thẳng chiến đấu với sự tự ti của bản thân nữa. Nhiều ý kiến tôi muốn nói ra, nhưng lại sợ mọi người không hiểu, hoặc sợ sai, sợ đủ thứ. Sự chần chừ của tôi, và sau đó có bạn khác nói đến ý đó. Và tôi hiểu kết quả sẽ ra sao khi mình tiếp tục im lặng. VA cũng chia sẻ với tôi những trải nghiệm tương tự. 

Rồi tôi nhớ lại tôi đấu tranh với bản thân như thế nào trong một buổi trao đổi với nhà nghiên cứu Mỹ R. Perl trong một buổi ông này nói chuyện ở Đại sứ quán Mỹ ở Viên về chủ đề “Khủng bố”. Hội trường chật kín các nhà nghiên cứu, các học giả và sinh viên quốc tế. Tôi rất muốn phản bác nhiều ý kiến trong bài trình bày, nhưng rất ngại, sợ. Nhưng cuối cùng tôi cũng đứng lên được, cầm míc để đặt câu hỏi với diễn giả. Tôi ghi ra giấy câu hỏi, và cố gắng nói rõ ràng. Đến giữa chừng, có lẽ vì run quá, mất giọng. Ba câu, ông Perl chỉ hiểu và trả lời hai. Không hề gì, với tôi, đó là một chiến thắng. Chỉ cần đứng dậy và nói đã là một thành công, chưa cần biết đến câu hỏi có hay không, nói có rõ ràng không. 

Cũng từ đó, tôi chủ động tham gia vào các bài giảng hơn trình bày ý kiến của mình. Tôi tự kiềm chế mình, bằng cách nói chậm rãi, và cố gắng chuẩn bị kỹ trước khi xin phát biểu ý kiến. Những gạch đầu dòng dù ngắn nhưng cũng đủ để cho tôi cấu trúc các ý rõ ràng và không quên những ý chính. Tôi tự tin hơn trong cách trình bày ý kiến và lập luận của mình, cũng như tranh luận với các giáo sư và các bạn.Quá trình đó tích lũy, để đến năm thứ Hai, tôi tự cảm thấy mình làm chủ được bản thân mình, vừa học hỏi các bạn, vừa tỏ ra mạnh mẽ và chắc chắn trong lập luận của mình. Trên lớp học và các buổi hội thảo, tôi tranh thủ phát biểu nhiều hơn, và cố gắng diễn đạt theo những cách khác nhau, tránh đơn điệu và thêm chút hài hước.
Với tôi, quá trình đi đến tự tin không đơn giản. Nó là kết quả của những suy nghĩ, ý chí đôi khi hơi AQ, của quá trình liên tục học hỏi và rèn luyện không mệt mỏi, tìm sai và sửa sai, vừa là sự rèn luyện các kỹ năng cũng như tích lũy những kinh nghiệm xử lý tình huống. Và tôi biết, quá trình chưa kết thúc và không bao giờ kết thúc. Nhưng tôi hiểu, cái tôi sợ không phải là mọi người xung quanh, mà là chính bản thân tôi, và tôi phải vượt qua chính bản thân mình. Có thể với ai đó tự tin thật là dễ dàng và tự nhiên, nhưng với tôi thực sự đó là kết quả của ý chí và sự rèn luyện. 

(Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/dothanhai/article?mid=32)

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh (Phần II)

Nào, bây giờ tôi lại tiếp tục với chủ đề học tiếng Anh.

Trong entry lần trước, tôi bắt đầu đề cập đến hai thành tố cơ bản cho khả năng ngôn ngữ của một người là: Dữ liệu nguồn (Input) và Kỹ năng (Skills). Cần phải khẳng định rằng không thể có khả năng ngoại ngữ tốt nếu không có vốn từ vựng phong phú và nắm vững những quy tắc ngữ pháp cơ bản. Tôi hay ví hệ thống từ vựng như những viên gạch, các quy tắc ngữ pháp có vai trò như những vật liệu kết dính (vôi, xi măng, vữa) để ghép những viên gạch xây dựng nên một ngôi nhà.

Trong giai đoạn nạp dữ liệu nguồn, khả năng ghi nhớ (memory) đóng vai trò quan trọng hơn trí thông minh và sáng tạo. Với mỗi từ mới, cần phải học bao nhiêu thành phần liên quan như: ngữ nghĩa (meanings, đa số các từ nhiều hơn một nghĩa), đánh vần (spelling), cách sử dụng (đi kèm với các từ loại khác, ví dụ như giới từ), phát âm, thành ngữ chứa từ đó, quy tắc biến đổi (ví dụ như với danh từ thì biến đổi sang số nhiều ra sao, tính từ biến thành tính từ so sánh như thế nào) ... Cú pháp tiếng Anh thì hoàn toàn khác tiếng Việt với hàng loạt những quy tắc (regular) và các trường hợp bất quy tắc (irregular) khác nhau. Nên nhớ, ở đây không có sự sáng tạo, mà chỉ có thuộc lòng.

Câu hỏi đặt ra là cách thức, phương pháp thế nào để nạp khối dữ liệu đó một cách hiệu quả nhất. Chủ đề này đã có rất nhiều sách vở bàn đến, các bạn có thể tham khảo. Mỗi người học tiếng Anh, sau khi tham khảo các sách sẽ tự chọn cho mình những cách thức phù hợp, tùy theo từng cấp độ. Ở cấp độ sơ cấp, sự chuyên cần là yếu tố tiên quyết. Tôi và cậu bạn thân của tôi thường cần mẫn viết đi viết lại một từ hàng chục lần trên một quyển vở, có người lại mỗi ngày viết từ mới vào mảnh giấy nhỏ, trên tàu trên xe, lúc rảnh rỗi giở ra lẩm nhẩm, thuộc rồi thì đút vào túi trái, chưa thuộc thỉ trả vào túi phải ... Nói chung, đọc và tra từ là công việc hàng ngày, hàng giờ với người học ngoại ngữ. Nhân tiện đây, tôi muốn cảnh báo một tác hại của công nghệ, một thói quen bất lợi với người học ngoại ngữ cấp cơ sở: đó là việc quá dựa vào Từ điển Máy tính, Lạc Việt và các từ điển trực tuyến khác. Từ điển Máy tính/Online có tác dụng là tra cứu nhanh, hiệu quả (có cả phần phát âm tiếng đi kèm) nhưng làm lười con người. Quá dựa vào từ điển máy tính người học sẽ ngày càng lười và mất thói quen ghi lại những từ mới để học (đặc biệt là học chính tả). Khi tra từ điển giấy, vì ngại phải lần sau tra từ lại, chúng tôi buộc phải viết những từ mới ra một quyển vở, rồi sau đó học lại bằng nhiều cách. Nhưng ngược lại, ở cấp độ trung và cao cấp, từ điển Máy Tính/Online lại hết sức hiệu quả, đặc biệt là trong công tác dịch viết.

Đi sâu hơn về đặc trưng từ ngữ tiếng Anh, sự nhạy bén tương đối quan trọng để nhìn ra hệ thống từ vựng và văn phạm tiếng Anh có những quy tắc xây dựng nhất định, mặc dù không ít những trường hợp đặc biệt. Từ đó, có thể xây dựng các cách tiếp cận hiệu quả hơn. Ví dụ cách học từ mới là học theo họ từ (word family - một từ: danh từ, động từ, tính từ có chính tả gần giống nhau), học theo cách hình thành của từ (tiền tố - prefix, gốc từ - root, và hậu tố - suffix) ... Ở cấp độ trung và cao cấp, khi đã tích luỹ được một khối lượng từ vựng cơ bản, từ vựng có thể được học theo văn cảnh (việc đoán ngữ nghĩa dựa vào bối cảnh, lôgíc đoạn văn, các yếu tố văn hoá, và nhớ ngữ nghĩa và cách sử dụng trong một văn cảnh cụ thể).

Các quy tắc văn phạm cũng không có cách nào khác là phải thuộc lòng. Ở đây cũng phải phân biệt các độ tuổi, trình độ và cấp học khác nhau để tìm phương pháp dạy và học phù hợp. Theo tôi, với đối tượng là học sinh cấp ba trở lên, học viên đã nắm tương đối vững ngữ pháp tiếng Việt, khi khi giảng dạy, giáo viên cần phải làm phép đối chiếu với văn phạm Việt, giống và khác nhau, để giúp học viên hiểu được đặc trưng của ngôn ngữ, tránh việc quy chiếu tương ứng hoặc ngang bằng sang văn phạm Việt. Đây là một nguy cơ nghiêm trọng trong học ngoại ngữ, mà buồn thay không có ai chỉ ra. Sự láo nháo của thị trường dạy và học ngoại ngữ hiện nay, sự thiếu chuyên môn và chuyên nghiệp của các giáo viên đã và đang làm xã hội tốn phí quá nhiều thời gian và tiền bạc.

Nói như thế không có nghĩa là việc học ngoại ngữ chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng từ vựng và các quy tắc ngữ pháp. Tôi đã từng nghe nhiều câu chuyện có bạn học thuộc cả một quyển từ điển trong một thời gian ngắn. Những quyển sách ngữ pháp vài trăm trang chắc chẳng thấm vào đâu với những bộ óc siêu việt như vậy. Nhưng, liệu dồn sức học ngày học đêm, trong hai hoặc ba tháng, liệu có mang lại cho bạn khả năng ngôn ngữ như mong muốn.

Câu trả lời là không. Học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, không đơn thuần chỉ là nhớ từ, nhớ ngữ pháp. Như trên tôi đã nói, là cần một thời gian nhất định. Cần sự chuyên cần, miệt mài, liên tục trong một thời gian dài nhất định. Tại sao vậy?

Ở đây, cần phải phân tích yếu tố đặc trưng của ngôn ngữ: Tính thực dụng. Khi đã nạp dữ liệu, cần phải sử dụng các dữ liệu ấy (OUTPUT). Đầu ra ở đây là sự hiểu ngôn ngữ (comprehension - Đọc và Nghe), diễn đạt ngôn ngữ (Expression - Nói và Viết), cao hơn nữa là sự chuyển ngữ (Dịch nói và Dịch viết - Đó là sự kết hợp của Hiểu (comprehension) ở một hệ ngôn ngữ và Biểu đạt những Ý Hiểu đó ở hệ ngôn ngữ khác, thường là tiếng mẹ đẻ). Ngôn ngữ thực dụng ở mức độ thấp là các Kỹ năng (Skills), đòi hỏi phải luyện tập đi luyện tập lại, ở cấp độ cao có thể gọi là Nghệ thuật (Arts), nhấn mạnh tới khả năng sử dụng và kết hợp tinh tế các yếu tố ngôn ngữ và các yếu tố văn hoá liên quan để tạo ra các sản phẩm ngôn ngữ (các tác phẩm văn học và các tác phẩm nghiên cứu chuyên ngành ... ).
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ dừng lại ở cấp độ kỹ năng ngôn ngữ. Hiển nhiên, tôi không dám động tới cái gọi là nghệ thuật ngôn từ bởi điều đó cần được phân tích trong bối cảnh rộng hơn về văn hoá và sự hình thành của ngôn ngữ. Như trên tôi đã nói, có 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và hai kỹ năng cao cấp hơn là: dịch nói và dịch viết.

Thế nào là kỹ năng?
Đấy, lại buồn ngủ rồi, hôm khác nhé ... 

(Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/dothanhai/article?mid=39)

4/2/11

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh (Phần I)

Đã có nhiều nhiều bạn hỏi tôi về phương pháp học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Quả thực tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ”, không đủ trình độ để dấn chân vào một vùng nước lạ, vào một lĩnh vực mà tôi không phải là chuyên gia để có thể đưa ra một bài viết mang tính nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, với tư cách là một người học tiếng Anh lâu năm trải qua nhiều môi trường học tập khác nhau và có điều kiện học ngoại ngữ chung với các sinh viên ở các nước khác nhau, tôi cũng mạo muội chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân tích luỹ và nhận thức ra qua quá trình học tập và rèn luyện để có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh.


Tôi bắt đầu học tiếng Anh một cách nghiêm túc từ khi bước chân vào Đại học. Tính đặc trưng của ngành mà tôi theo học và nghề hiện nay tôi đang theo đuổi khiến ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là một công cụ không thể thiếu. Khởi đầu từ con số không ở độ tuổi “lưỡi đã cứng, đầu đã sạn“, quá trình đến với tiếng Anh của tôi không biết bao trầy trật. Nhìn lại, đó là cả một quá trình tự tìm tòi đầy gian nan của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của bao bạn bè và thầy cô. Để đến ngày hôm nay, dù còn biết bao thiếu sót, nhưng cũng có thể nói tôi đã có những bước tiến đáng kể ở các kỹ năng Anh ngữ cơ bản như: đọc hiểu (comprehensive reading), nghe hiểu (comprehensive listening), viết luận (writing), nói và trình bày (speaking and public speaking). Hai kỹ năng khác là dịch nói (interpreting) và dịch viết (translating) tôi chưa có dịp được tiếp cận một cách bài bản và hệ thống dù đã có một số những kinh nghiệm thực tiễn quý báu. Trong phạm vi bài này, tôi muốn đề cập những điều cần chú ý trong giảng dạy và học tập Anh ngữ ở mức độ của những học viên ở trình độ cơ sở. Và chắc chắn rằng, kinh nghiệm mà tôi chia sẻ là dành cho người bình thường như bạn, như tôi và như bao người khác, những người không có năng khiếu bẩm sinh về trí nhớ và ngôn ngữ.

Dù thế nào, tôi cũng phải khẳng định với các bạn rằng, yếu tố đầu tiên quan trọng hơn hết để có thể thành thạo ngoại ngữ là thời giansự kiên nhẫn vàcần cù. Về bản chất, ngôn ngữ được xây dựng bởi những thành tố cơ bản như hệ thống âm (pronunciation), hệ thống từ vựng (vocabulary), hệ thống các quy tắc ngữ pháp (grammar). Ở đây, có hai thành tố của ngôn ngữ khiến người học không thể đốt cháy giai đoạn được, đó là DỮ LIỆU NGUỒN (INPUTs) và KỸ NĂNG (SKILLs). Thứ nhất, không thuộc từ vựng, không thuộc quy tắc ngữ pháp thì có tài thánh bạn cũng không thể hiểu được (đọc và nghe) và diễn đạt được (nói và viết) những điều mình muốn. Đáng chú ý ở đây, đặc tính của ngôn ngữ là sự kết hợp giữa quy tắc và bất quy tắc. Không có cách nào khác, bạn phải thuộc nhuần nhuyễn từ vựng (ngữ nghĩa, phát âm, các sử dụng) và những quy tắc ngữ pháp đòi hỏi ở các trình độ khác nhau.