Nào, bây giờ tôi lại tiếp tục với chủ đề học tiếng Anh.
Trong entry lần trước, tôi bắt đầu đề cập đến hai thành tố cơ bản cho khả năng ngôn ngữ của một người là: Dữ liệu nguồn (Input) và Kỹ năng (Skills). Cần phải khẳng định rằng không thể có khả năng ngoại ngữ tốt nếu không có vốn từ vựng phong phú và nắm vững những quy tắc ngữ pháp cơ bản. Tôi hay ví hệ thống từ vựng như những viên gạch, các quy tắc ngữ pháp có vai trò như những vật liệu kết dính (vôi, xi măng, vữa) để ghép những viên gạch xây dựng nên một ngôi nhà.
Trong giai đoạn nạp dữ liệu nguồn, khả năng ghi nhớ (memory) đóng vai trò quan trọng hơn trí thông minh và sáng tạo. Với mỗi từ mới, cần phải học bao nhiêu thành phần liên quan như: ngữ nghĩa (meanings, đa số các từ nhiều hơn một nghĩa), đánh vần (spelling), cách sử dụng (đi kèm với các từ loại khác, ví dụ như giới từ), phát âm, thành ngữ chứa từ đó, quy tắc biến đổi (ví dụ như với danh từ thì biến đổi sang số nhiều ra sao, tính từ biến thành tính từ so sánh như thế nào) ... Cú pháp tiếng Anh thì hoàn toàn khác tiếng Việt với hàng loạt những quy tắc (regular) và các trường hợp bất quy tắc (irregular) khác nhau. Nên nhớ, ở đây không có sự sáng tạo, mà chỉ có thuộc lòng.
Câu hỏi đặt ra là cách thức, phương pháp thế nào để nạp khối dữ liệu đó một cách hiệu quả nhất. Chủ đề này đã có rất nhiều sách vở bàn đến, các bạn có thể tham khảo. Mỗi người học tiếng Anh, sau khi tham khảo các sách sẽ tự chọn cho mình những cách thức phù hợp, tùy theo từng cấp độ. Ở cấp độ sơ cấp, sự chuyên cần là yếu tố tiên quyết. Tôi và cậu bạn thân của tôi thường cần mẫn viết đi viết lại một từ hàng chục lần trên một quyển vở, có người lại mỗi ngày viết từ mới vào mảnh giấy nhỏ, trên tàu trên xe, lúc rảnh rỗi giở ra lẩm nhẩm, thuộc rồi thì đút vào túi trái, chưa thuộc thỉ trả vào túi phải ... Nói chung, đọc và tra từ là công việc hàng ngày, hàng giờ với người học ngoại ngữ. Nhân tiện đây, tôi muốn cảnh báo một tác hại của công nghệ, một thói quen bất lợi với người học ngoại ngữ cấp cơ sở: đó là việc quá dựa vào Từ điển Máy tính, Lạc Việt và các từ điển trực tuyến khác. Từ điển Máy tính/Online có tác dụng là tra cứu nhanh, hiệu quả (có cả phần phát âm tiếng đi kèm) nhưng làm lười con người. Quá dựa vào từ điển máy tính người học sẽ ngày càng lười và mất thói quen ghi lại những từ mới để học (đặc biệt là học chính tả). Khi tra từ điển giấy, vì ngại phải lần sau tra từ lại, chúng tôi buộc phải viết những từ mới ra một quyển vở, rồi sau đó học lại bằng nhiều cách. Nhưng ngược lại, ở cấp độ trung và cao cấp, từ điển Máy Tính/Online lại hết sức hiệu quả, đặc biệt là trong công tác dịch viết.
Đi sâu hơn về đặc trưng từ ngữ tiếng Anh, sự nhạy bén tương đối quan trọng để nhìn ra hệ thống từ vựng và văn phạm tiếng Anh có những quy tắc xây dựng nhất định, mặc dù không ít những trường hợp đặc biệt. Từ đó, có thể xây dựng các cách tiếp cận hiệu quả hơn. Ví dụ cách học từ mới là học theo họ từ (word family - một từ: danh từ, động từ, tính từ có chính tả gần giống nhau), học theo cách hình thành của từ (tiền tố - prefix, gốc từ - root, và hậu tố - suffix) ... Ở cấp độ trung và cao cấp, khi đã tích luỹ được một khối lượng từ vựng cơ bản, từ vựng có thể được học theo văn cảnh (việc đoán ngữ nghĩa dựa vào bối cảnh, lôgíc đoạn văn, các yếu tố văn hoá, và nhớ ngữ nghĩa và cách sử dụng trong một văn cảnh cụ thể).
Các quy tắc văn phạm cũng không có cách nào khác là phải thuộc lòng. Ở đây cũng phải phân biệt các độ tuổi, trình độ và cấp học khác nhau để tìm phương pháp dạy và học phù hợp. Theo tôi, với đối tượng là học sinh cấp ba trở lên, học viên đã nắm tương đối vững ngữ pháp tiếng Việt, khi khi giảng dạy, giáo viên cần phải làm phép đối chiếu với văn phạm Việt, giống và khác nhau, để giúp học viên hiểu được đặc trưng của ngôn ngữ, tránh việc quy chiếu tương ứng hoặc ngang bằng sang văn phạm Việt. Đây là một nguy cơ nghiêm trọng trong học ngoại ngữ, mà buồn thay không có ai chỉ ra. Sự láo nháo của thị trường dạy và học ngoại ngữ hiện nay, sự thiếu chuyên môn và chuyên nghiệp của các giáo viên đã và đang làm xã hội tốn phí quá nhiều thời gian và tiền bạc.
Nói như thế không có nghĩa là việc học ngoại ngữ chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng từ vựng và các quy tắc ngữ pháp. Tôi đã từng nghe nhiều câu chuyện có bạn học thuộc cả một quyển từ điển trong một thời gian ngắn. Những quyển sách ngữ pháp vài trăm trang chắc chẳng thấm vào đâu với những bộ óc siêu việt như vậy. Nhưng, liệu dồn sức học ngày học đêm, trong hai hoặc ba tháng, liệu có mang lại cho bạn khả năng ngôn ngữ như mong muốn.
Câu trả lời là không. Học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, không đơn thuần chỉ là nhớ từ, nhớ ngữ pháp. Như trên tôi đã nói, là cần một thời gian nhất định. Cần sự chuyên cần, miệt mài, liên tục trong một thời gian dài nhất định. Tại sao vậy?
Ở đây, cần phải phân tích yếu tố đặc trưng của ngôn ngữ: Tính thực dụng. Khi đã nạp dữ liệu, cần phải sử dụng các dữ liệu ấy (OUTPUT). Đầu ra ở đây là sự hiểu ngôn ngữ (comprehension - Đọc và Nghe), diễn đạt ngôn ngữ (Expression - Nói và Viết), cao hơn nữa là sự chuyển ngữ (Dịch nói và Dịch viết - Đó là sự kết hợp của Hiểu (comprehension) ở một hệ ngôn ngữ và Biểu đạt những Ý Hiểu đó ở hệ ngôn ngữ khác, thường là tiếng mẹ đẻ). Ngôn ngữ thực dụng ở mức độ thấp là các Kỹ năng (Skills), đòi hỏi phải luyện tập đi luyện tập lại, ở cấp độ cao có thể gọi là Nghệ thuật (Arts), nhấn mạnh tới khả năng sử dụng và kết hợp tinh tế các yếu tố ngôn ngữ và các yếu tố văn hoá liên quan để tạo ra các sản phẩm ngôn ngữ (các tác phẩm văn học và các tác phẩm nghiên cứu chuyên ngành ... ).
Trong entry lần trước, tôi bắt đầu đề cập đến hai thành tố cơ bản cho khả năng ngôn ngữ của một người là: Dữ liệu nguồn (Input) và Kỹ năng (Skills). Cần phải khẳng định rằng không thể có khả năng ngoại ngữ tốt nếu không có vốn từ vựng phong phú và nắm vững những quy tắc ngữ pháp cơ bản. Tôi hay ví hệ thống từ vựng như những viên gạch, các quy tắc ngữ pháp có vai trò như những vật liệu kết dính (vôi, xi măng, vữa) để ghép những viên gạch xây dựng nên một ngôi nhà.
Trong giai đoạn nạp dữ liệu nguồn, khả năng ghi nhớ (memory) đóng vai trò quan trọng hơn trí thông minh và sáng tạo. Với mỗi từ mới, cần phải học bao nhiêu thành phần liên quan như: ngữ nghĩa (meanings, đa số các từ nhiều hơn một nghĩa), đánh vần (spelling), cách sử dụng (đi kèm với các từ loại khác, ví dụ như giới từ), phát âm, thành ngữ chứa từ đó, quy tắc biến đổi (ví dụ như với danh từ thì biến đổi sang số nhiều ra sao, tính từ biến thành tính từ so sánh như thế nào) ... Cú pháp tiếng Anh thì hoàn toàn khác tiếng Việt với hàng loạt những quy tắc (regular) và các trường hợp bất quy tắc (irregular) khác nhau. Nên nhớ, ở đây không có sự sáng tạo, mà chỉ có thuộc lòng.
Câu hỏi đặt ra là cách thức, phương pháp thế nào để nạp khối dữ liệu đó một cách hiệu quả nhất. Chủ đề này đã có rất nhiều sách vở bàn đến, các bạn có thể tham khảo. Mỗi người học tiếng Anh, sau khi tham khảo các sách sẽ tự chọn cho mình những cách thức phù hợp, tùy theo từng cấp độ. Ở cấp độ sơ cấp, sự chuyên cần là yếu tố tiên quyết. Tôi và cậu bạn thân của tôi thường cần mẫn viết đi viết lại một từ hàng chục lần trên một quyển vở, có người lại mỗi ngày viết từ mới vào mảnh giấy nhỏ, trên tàu trên xe, lúc rảnh rỗi giở ra lẩm nhẩm, thuộc rồi thì đút vào túi trái, chưa thuộc thỉ trả vào túi phải ... Nói chung, đọc và tra từ là công việc hàng ngày, hàng giờ với người học ngoại ngữ. Nhân tiện đây, tôi muốn cảnh báo một tác hại của công nghệ, một thói quen bất lợi với người học ngoại ngữ cấp cơ sở: đó là việc quá dựa vào Từ điển Máy tính, Lạc Việt và các từ điển trực tuyến khác. Từ điển Máy tính/Online có tác dụng là tra cứu nhanh, hiệu quả (có cả phần phát âm tiếng đi kèm) nhưng làm lười con người. Quá dựa vào từ điển máy tính người học sẽ ngày càng lười và mất thói quen ghi lại những từ mới để học (đặc biệt là học chính tả). Khi tra từ điển giấy, vì ngại phải lần sau tra từ lại, chúng tôi buộc phải viết những từ mới ra một quyển vở, rồi sau đó học lại bằng nhiều cách. Nhưng ngược lại, ở cấp độ trung và cao cấp, từ điển Máy Tính/Online lại hết sức hiệu quả, đặc biệt là trong công tác dịch viết.
Đi sâu hơn về đặc trưng từ ngữ tiếng Anh, sự nhạy bén tương đối quan trọng để nhìn ra hệ thống từ vựng và văn phạm tiếng Anh có những quy tắc xây dựng nhất định, mặc dù không ít những trường hợp đặc biệt. Từ đó, có thể xây dựng các cách tiếp cận hiệu quả hơn. Ví dụ cách học từ mới là học theo họ từ (word family - một từ: danh từ, động từ, tính từ có chính tả gần giống nhau), học theo cách hình thành của từ (tiền tố - prefix, gốc từ - root, và hậu tố - suffix) ... Ở cấp độ trung và cao cấp, khi đã tích luỹ được một khối lượng từ vựng cơ bản, từ vựng có thể được học theo văn cảnh (việc đoán ngữ nghĩa dựa vào bối cảnh, lôgíc đoạn văn, các yếu tố văn hoá, và nhớ ngữ nghĩa và cách sử dụng trong một văn cảnh cụ thể).
Các quy tắc văn phạm cũng không có cách nào khác là phải thuộc lòng. Ở đây cũng phải phân biệt các độ tuổi, trình độ và cấp học khác nhau để tìm phương pháp dạy và học phù hợp. Theo tôi, với đối tượng là học sinh cấp ba trở lên, học viên đã nắm tương đối vững ngữ pháp tiếng Việt, khi khi giảng dạy, giáo viên cần phải làm phép đối chiếu với văn phạm Việt, giống và khác nhau, để giúp học viên hiểu được đặc trưng của ngôn ngữ, tránh việc quy chiếu tương ứng hoặc ngang bằng sang văn phạm Việt. Đây là một nguy cơ nghiêm trọng trong học ngoại ngữ, mà buồn thay không có ai chỉ ra. Sự láo nháo của thị trường dạy và học ngoại ngữ hiện nay, sự thiếu chuyên môn và chuyên nghiệp của các giáo viên đã và đang làm xã hội tốn phí quá nhiều thời gian và tiền bạc.
Nói như thế không có nghĩa là việc học ngoại ngữ chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng từ vựng và các quy tắc ngữ pháp. Tôi đã từng nghe nhiều câu chuyện có bạn học thuộc cả một quyển từ điển trong một thời gian ngắn. Những quyển sách ngữ pháp vài trăm trang chắc chẳng thấm vào đâu với những bộ óc siêu việt như vậy. Nhưng, liệu dồn sức học ngày học đêm, trong hai hoặc ba tháng, liệu có mang lại cho bạn khả năng ngôn ngữ như mong muốn.
Câu trả lời là không. Học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, không đơn thuần chỉ là nhớ từ, nhớ ngữ pháp. Như trên tôi đã nói, là cần một thời gian nhất định. Cần sự chuyên cần, miệt mài, liên tục trong một thời gian dài nhất định. Tại sao vậy?
Ở đây, cần phải phân tích yếu tố đặc trưng của ngôn ngữ: Tính thực dụng. Khi đã nạp dữ liệu, cần phải sử dụng các dữ liệu ấy (OUTPUT). Đầu ra ở đây là sự hiểu ngôn ngữ (comprehension - Đọc và Nghe), diễn đạt ngôn ngữ (Expression - Nói và Viết), cao hơn nữa là sự chuyển ngữ (Dịch nói và Dịch viết - Đó là sự kết hợp của Hiểu (comprehension) ở một hệ ngôn ngữ và Biểu đạt những Ý Hiểu đó ở hệ ngôn ngữ khác, thường là tiếng mẹ đẻ). Ngôn ngữ thực dụng ở mức độ thấp là các Kỹ năng (Skills), đòi hỏi phải luyện tập đi luyện tập lại, ở cấp độ cao có thể gọi là Nghệ thuật (Arts), nhấn mạnh tới khả năng sử dụng và kết hợp tinh tế các yếu tố ngôn ngữ và các yếu tố văn hoá liên quan để tạo ra các sản phẩm ngôn ngữ (các tác phẩm văn học và các tác phẩm nghiên cứu chuyên ngành ... ).
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ dừng lại ở cấp độ kỹ năng ngôn ngữ. Hiển nhiên, tôi không dám động tới cái gọi là nghệ thuật ngôn từ bởi điều đó cần được phân tích trong bối cảnh rộng hơn về văn hoá và sự hình thành của ngôn ngữ. Như trên tôi đã nói, có 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và hai kỹ năng cao cấp hơn là: dịch nói và dịch viết.
Thế nào là kỹ năng?
Thế nào là kỹ năng?
Đấy, lại buồn ngủ rồi, hôm khác nhé ...
(Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/dothanhai/article?mid=39)
cam on ban Trang da bo thoi gian de chia se nhung kinh nghiem cua minh cho moi nguoi.Thank you !
Trả lờiXóaCảm ơn bạn. Những kinh nghiệm trên mình học được từ anh Hải. Bạn có thể tìm thêm thông tin trên blog của anh Hải Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/dothanhai/article?mid=39.
Trả lờiXóaMình nghĩ những chia sẻ của anh Hải rất hữu ích nên post lại trên blog của mình với tinh thần pay it forward :)
Búa đập đá - Bua Rung - May Xay Dung cho công trường:
Trả lờiXóaBua-dap-da
May-Xay-Dung
Bua-Rung